Table of content
Trauma là gì? Điều gì khiến vết thương cũ “không rủ cũng tới”?
Jun. 28, 2024, 2:27 PM
Trauma không tự sinh ra và không tự mất đi, nó luôn ở đó và chờ bạn đấu tranh để trở nên trưởng thành hơn. Vậy trauma thực chất là gì? Tại sao trauma lại có ảnh hưởng lớn như vậy? Bài viết này sẽ là “một liều dopamine kiến thức” về trauma để giúp bạn hiểu bản thân mình hơn.
Theo Cơ quan Quản lý Dịch vụ Lạm dụng Chất gây nghiện và Sức khỏe Tâm thần (Substance Abuse and Mental Health Services Administration), "Trauma" hay “tổn thương tâm lý” hoặc “chấn thương tâm lý” là một sự kiện hoặc hoàn cảnh gây ra tổn thương về thể chất, cảm xúc hoặc đe dọa tính mạng.
Các sự kiện này thường liên quan đến tai nạn, bạo lực hoặc mất mát. Khác với những vết xước hay bầm tím mà ta dễ dàng nhìn thấy, trauma là những “vết sẹo vô hình” trong tâm trí mỗi người. Trauma có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, bất kể độ tuổi, dù là trẻ em hay người lớn.
Những người trải qua trauma có thể đối mặt với nhiều thách thức, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, sức khỏe thể chất, sức khỏe cảm xúc và chất lượng cuộc sống tổng thể của họ.Hơn nữa, trauma dẫn đến các vấn đề tâm lý như:
Sự khác biệt lớn nhất giữa trauma và PTSD là thời gian kéo dài của các triệu chứng. Trauma là phản ứng ban đầu trước một sự kiện đau thương tức các cảm giác như sợ hãi, buồn bã, hoặc lo lắng. Tuy nhiên, khi những triệu chứng này kéo dài và trở nên nghiêm trọng hơn, chúng có thể phát triển thành Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD).
Thực chất, dù bạn ở bất kì độ tuổi nào, bạn đều đã và có thể đang trải qua tình trạng trauma. Bởi vì cuộc sống cần có niềm vui và có nỗi buồn, những tổn thương thường trực và chấn thương tâm lý dù rất tệ nhưng ở một khía cạnh khác, nó giúp chúng ta lớn lên và mạnh mẽ hơn.
Giống như các “nhân vật cảm xúc” trong tâm trí Riley của bộ phim Inside Out, cảm xúc cũng cần mắc sai lầm và trưởng thành. Vì thế, trauma cũng có thể khiến bạn mắc PTSD nhưng cũng có thể giúp bạn trở nên kiên cường hơn.
Suy cho cùng, chúng ta thường đánh đồng các vấn đề tâm lý là tiêu cực nhưng thực tế chứng minh không ai thành công mà không trải qua đau thương và không ai ôm hoa hồng mà không “rỉ máu”. Do đó, công trình trắc nghiệm DISC đề cao tinh thần “thương thân” và hiểu chính bản thân bạn, giúp bạn trả lời cho câu hỏi rộng lớn hơn “Bạn muốn trở thành ai?” cho dù bạn có trải qua bao nhiêu trauma đi chăng nữa.
Trauma có thể đến từ bất cứ ký ức nào, dưới đây là 4 loại “chấn thương tâm lý” dễ gặp nhất hiện nay:
Đây là loại trauma thường gặp nhất, xuất hiện sau một sự kiện đau thương đột ngột như tai nạn xe cộ, thiên tai, hay mất mát đột ngột. Nạn nhân thường có những phản ứng cảm xúc và tâm lý tức thời, nhưng có thể kéo dài trong một thời gian ngắn sau sự kiện. Các dấu hiệu cảm xúc bao gồm: khó chịu, lo lắng, hồi tưởng ký ức cũ, tránh né, hay gặp ác mộng.
Khác với chấn thương cấp tính, chấn thương mãn tính phát triển từ những trải nghiệm đau thương lặp đi lặp lại hoặc kéo dài trong một khoảng thời gian dài. Ví dụ như bạo lực gia đình, lạm dụng trẻ em, hay sống trong khu vực chiến tranh.
Loại trauma này đặc biệt dẫn đến những tổn thương sâu sắc hơn về mặt tâm lý và hành vi. Do đó, dấu hiệu cảm xúc ở giai đoạn này có “mức độ sát thương” cao hơn như: cảm giác xấu hổ, tội lỗi, trầm cảm hoặc rối loạn lo âu xã hội.
Nghe đến “phức tạp”, chúng ta thường nghĩ nó khá khó hiểu. Tuy nhiên, chấn thương phức tạp đơn giản là hệ quả của việc tiếp xúc liên tục hoặc nhiều lần với các sự kiện đau thương trong giai đoạn phát triển tâm sinh lý. Ví dụ như bị lạm dụng tình dục từ nhỏ, hay chứng kiến bạo lực gia đình ở thời niên thiếu. Do đó, các tổn thương ở giai đoạn “mới lớn” thường nghiêm trọng và dễ dẫn đến rối loạn cảm xúc, nhận thức và hành vi nhất trong 4 loại chấn thương.
Sang chấn gián tiếp, được nhắc đến từ những năm 1980, còn gọi là “sự mệt mỏi vì lòng trắc ẩn,” “sang chấn thứ phát,” hoặc “sang chấn âm thầm.” Đây là những phản ứng cảm xúc khi một người tiếp xúc với các câu chuyện và trải nghiệm đau thương của người khác trong công việc.
Nhìn ở góc độ ngược lại, Vicarious Trauma là hệ quả của một hành động rất đỗi quen thuộc trong đời sống hàng ngày, đó là - “Trauma dumping” tức hành vi “xả” cảm xúc và trải nghiệm tiêu cực của mình lên cho người khác dù họ chưa chuẩn bị sẵn sàng cho việc này.
Những tình huống, sự kiện “đau thương” trong quá khứ khác nhau sẽ dẫn đến các loại trauma khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là 4 nguyên do phổ biến nhất:
Theo một báo cáo của Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia tại Việt Nam cũng cho thấy có khoảng 45% người trưởng thành đã trải qua ít nhất một sự kiện chấn thương, và khoảng 6% phát triển các rối loạn tâm lý liên quan. Bạn có thấy các sự kiện “đáng quên” trong quá khứ đều dễ “pop-up” mỗi khi chúng ta ở trong một hoàn cảnh tương tự như sự kiện ấy? Những “vết thương” như mất người thân, tai nạn xe, thậm chí là bị người yêu phản bội đều làm chúng ta buồn bã, lo lắng hoặc “ăn không ngon, ngủ không yên” khi phải đối diện một lần nữa.
“Mình không bằng người khác”
Đây là câu nói thường được nghe thấy nhất hiện nay. Mặc dù biết rằng mọi so sánh đều khập khiễng, nhưng so sánh vẫn xuất hiện đâu đó trong các cuộc trò chuyện. Áp lực từ việc phải “hơn người”, áp lực đồng trang lứa (peer pressure) hay áp lực từ những kỳ vọng, tiêu chuẩn của xã hội đều có thể tác động đến sự tự tin của chúng ta.
Và khi chúng ta không tự tin, trauma xuất hiện và “nối gót” theo sau là các chứng bệnh tâm lý. Theo WHO, khoảng 30% những người bị kỳ thị hoặc phân biệt đối xử trên toàn cầu có nguy cơ cao phát triển các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm và trauma.
Mỗi ngày chúng ta dành hơn 8 tiếng để đi làm hay hoạt động trong môi trường công sở. Do đó, khi chúng ta, đặc biệt là các bạn Gen Z ở trong một môi trường “toxic” sẽ dễ bị trauma hơn khi chứng kiến các hành vi nói xấu, ghen ghét, hơn thua hoặc không tin tưởng lẫn nhau (trust issue).
Các xung đột, tranh cãi hoặc bạo lực trong các mối quan hệ cá nhân có thể là yếu tố kích hoạt trauma. Những mâu thuẫn và bạo lực này đến từ mối quan hệ tình cảm, mối quan chính trị công sở hoặc mối quan hệ xã hội với mọi người sẽ dẫn đến cảm xúc nóng giận, lời nói sát thương và tệ hơn sẽ có các “tương tác”. Vì thế, mọi hình ảnh sẽ khắc sâu trong tâm trí, gây ra những “vết sẹo tâm lý” lâu dài.
Bạn dễ bị tổn thương và chìm đắm quá lâu trong cảm xúc tiêu cực của riêng mình? Liệu bạn có nằm trong nhóm người dễ bị trauma dưới đây?
Thiếu nhận thức về giá trị của bản thân đồng nghĩa với việc quản trị cảm xúc không tốt. Hãy tưởng tượng “bộ cảm xúc” của bạn giống như trong bộ phim Inside out, nếu không biết cách và không biết lý do vì sao chúng ta tức giận, buồn bã thì bạn rất dễ tự trách bản thân, dễ bị tổn thương khi gặp phải các sự cố không như ý muốn.
Không phải tất cả các bạn “ngậm thìa vàng” đều thiếu kinh nghiệm sống. Tuy nhiên, thực tế cho thấy khi bạn được bảo bọc quá mức và thiếu va chạm với các tình huống xã hội, bạn sẽ dễ “vỡ vụn”. Bởi vì khi tiếp xúc với những tình huống khó khăn mà bạn chưa từng trải qua trước đó, bạn sẽ không biết cách đối phó và xử lý cảm xúc như thế nào và dẫn đến mắc trauma.
Người overthinking dễ bị cuốn vào vòng xoáy của suy nghĩ tiêu cực, khiến cho các sự kiện đau thương trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, khi người overthinking bị ám ảnh bởi các sự kiện trong quá khứ và thường gặp khó khăn trong việc giải phóng khỏi các suy nghĩ tiêu cực.
Người ái kỷ (narcissistic) thường có cái tôi cao và rất nhạy cảm với sự chỉ trích hoặc thất bại. Khi gặp phải các tình huống chấn thương, họ có thể phản ứng mạnh mẽ do sự sụp đổ của hình ảnh bản thân lý tưởng hóa. Điều này có thể dẫn đến các phản ứng tâm lý nghiêm trọng hơn.
Cơ thể con người luôn có “sức đề kháng”. Đó là nói về mặt thể chất, vậy khi trauma ập đến, tâm lý chúng ta sẽ “đề kháng” và “tương tác” lại như thế nào?
Fight (Chiến đấu)
Đúng như cái tên của nó, khi bắt gặp “tổn thương tâm lý”, người có phản ứng này thường cảm thấy tức giận và có xu hướng bảo vệ bản thân bằng mọi giá. Đây là cơ chế sinh tồn giúp cơ thể sẵn sàng đối mặt với nguy hiểm bằng cách kích hoạt adrenaline, tăng nhịp tim và huyết áp. Phản ứng này có thể dẫn đến hành vi hung hăng hoặc bảo vệ quá mức. Trong tâm lý học, đây là biểu hiện của việc cố gắng lấy lại quyền kiểm soát trong một tình huống mà người đó cảm thấy bất lực.
Flight (Chạy trốn)
“Trong 36 kế, chạy là thượng sách”. Cơ thể chúng ta sẽ phát tín hiệu “chạy trốn” khi cho rằng tránh xa mối đe dọa là cách an toàn nhất. Biểu hiện tâm lý của phản ứng này bao gồm sự né tránh các tình huống hoặc địa điểm gợi nhớ đến trauma, dẫn đến lo âu và các rối loạn hoảng sợ.
Freeze (Đóng băng)
Theo ngôn ngữ của giới trẻ, đây chính là phản ứng “xịt keo” khi cơ thể không quyết định được nên “fight” hay “flight”. Người có phản ứng này thường cảm thấy tê liệt, không thể di chuyển hoặc suy nghĩ rõ ràng.
Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi cảm thấy không có lối thoát và cần phải chờ đợi để tìm cơ hội tốt hơn để hành động. Nó có thể dẫn đến tình trạng PTSD khi người đó không thể xử lý hoặc giải tỏa các cảm xúc liên quan đến trauma.
Fawn (Làm hài lòng)
Cuối cùng là phản ứng “dĩ hoà vi quý” nhất. Cơ thể chúng ta sẽ cố gắng làm hài lòng hoặc làm dịu các chấn thương tâm lý để tránh xung đột. Mặt tốt của loại phản ứng này là thể hiện lòng trắc ẩn và lắng nghe câu chuyện của người khác. Do đó, họ cũng dễ dàng trở thành nạn nhân của “trauma dumping” khi thường hy sinh cả nhu cầu của mình và chỉ tập trung vào người khác dẫn đến một mối quan hệ phụ thuộc, không lành mạnh.
Gen Z hiện nay thường chọn cách “chill và healing” khi gặp trauma để đối phó với căng thẳng và áp lực. Liệu điều này có khiến họ trở nên đáng thương hay thiếu trách nhiệm?
Nhân sự Gen Z “hở tí” là đi chữa lành?
Nhiều người cho rằng các bạn trẻ quá nhạy cảm và có cái tôi cao. Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu rằng Gen Z vừa được thừa hưởng những điều tốt đẹp từ hai thế hệ Millennial và Gen X nhưng song song với đó, các bạn cũng vừa phải đối mặt với những kỳ vọng, áp lực quá mới và đến quá nhanh.
Từ đó, không thể phủ nhận mức kỳ vọng nền với thế hệ Gen Z lớn hơn nhiều so với các thế hệ trước. Người trẻ ai cũng đóng nhiều vai và bắt buộc các bạn đều phải biết làm nhiều việc cùng một lúc và câu chuyện đi làm của Gen Z phải bắt đầu sớm, thậm chí là ngay từ năm nhất đại học. Do đó, Gen Z rất dễ gặp rắc rối với trauma khi phải trải qua cuộc hành trình đầy áp lực.
Sự khác biệt nhất chính là tư duy đề cao sức khỏe tinh thần của Gen Z, trong môi trường công việc thì các bạn coi trọng “emotional salary - lương tình thần” nhiều hơn cả lương vật chất. Do đó, khi tầm hồn tổn thương, các bạn trẻ thường “gap” một khoảng thời gian để đi du lịch chữa lành để hiểu bản thân cũng như định hướng lại con đường của mình.
Gen Z tài năng nơi công sở
Đi chữa lành cho tâm hồn không hẳn là thiếu trách nhiệm vì tâm hồn cũng cần “được ăn” và quá trình “healing” giúp hình thành thế hệ Gen Z có những ưu điểm khi đi làm như:
Dù các bạn Gen Z dường như “hở tí” sẽ chữa lành nhưng với những gì các bạn đang đóng góp trong thị trường lao động nói chung và tổ chức nói riêng là rất đáng ghi nhận. Do đó, quá trình chữa lành đã đem lại những lợi ích nhất định để các bạn phát huy được năng lực của mình.
Trải qua những nỗi đau giúp chúng ta trưởng thành và hiểu rõ hơn về bản thân hơn.Thuyết Tăng Trưởng Sau Chấn Thương (PTG) được phát triển bởi các nhà tâm lý học Richard Tedeschi và Lawrence Calhoun cho rằng nhiều người sau khi trải qua trauma có xu hướng đánh giá lại và thay đổi giá trị sống của mình, tập trung vào những điều thực sự quan trọng.
Thử thách và trauma luôn xuất hiện ở mỗi chặng đường phát triển bản thân cũng như sự nghiệp. Những người từng trải qua trauma thường phát triển khả năng phục hồi mạnh mẽ, có thể vượt qua những khó khăn và tìm kiếm giải pháp trong những tình huống khó khăn. Họ học cách đương đầu và bản lĩnh tìm cách điều chỉnh để thích ứng với những hoàn cảnh mới.
Trải qua trauma giúp chúng ta rèn luyện kỹ năng lắng nghe thấu hiểu, đồng cảm với cảm xúc của người khác. Chúng ta biết cách đặt mình vào vị trí của người khác, thấu hiểu những suy nghĩ, cảm xúc và khó khăn mà họ đang trải qua. Nhờ vậy, bạn có thể trở thành những người bạn đồng hành tuyệt vời, mang đến sự an ủi và động viên cho những ai đang gặp khó khăn.
“Nếu có hai chiếc bánh mì, tôi sẽ bán một cái để mua hoa hồng vì tâm hồn cũng cần được ăn uống”. Do đó, để trauma không ảnh hưởng đến tâm lý, bạn hãy áp dụng các phương thức chăm sóc tâm hồn sau:
Không một người bạn thân nào hiểu bạn bằng chính bạn. Vì thế, đừng ngần ngại trải nghiệm và đón nhận mọi cảm xúc, mọi trauma mà bạn đang trải qua vì đó là điều hết sức bình thường trong hành trình trưởng thành của mỗi người. Hãy nhớ rằng nếu bạn vẫn băn khoăn, lo âu thì đó chính là tín hiệu của sự thay đổi.
Hãy thực hiện hóa tiềm năng của mình qua bài test tính cách DISC để hiểu rõ hơn về bản thân và cách đối phó với trauma. Trong DISC, nhóm Steadiness (S) dễ bị ảnh hưởng bởi trauma nhất do họ tìm kiếm sự ổn định và tránh xung đột. Dù thuộc nhóm nào, việc xây dựng thói quen ổn định, tìm kiếm sự hỗ trợ và thực hành quản lý căng thẳng đều giúp bạn vượt qua “sang chấn tâm lý” và phát triển mạnh mẽ hơn.
Đối mặt với các chỉ trích, chúng ta vô thức tạo dựng một “bộ đánh giá” để tự chất vấn bản thân mình. Điều đó gây ra các tổn thương tâm lý không đáng có. Thượng sách không phải là “trốn chạy” mà là bản lĩnh đối diện bằng việc ngồi lại và bóc tách, “tầm soát” cơ thể, suy nghĩm, thậm chí là quá khứ của bạn. Tại sao mình lại tổn thương? Liệu các lời chỉ trích, sự kiện đau thương có thoả đáng để buồn hay không? Suy cho cùng, sự kiện đau thương dù có gay gắt hay không, điều bạn cần làm nhất là chắt lọc nó thành giá trị có thể học hỏi được.
Nghỉ ngơi không phải là sự lãng phí thời gian mà là một khoản đầu tư cho sức khỏe và hạnh phúc của bản thân. Bạn có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, như ngủ đủ giấc, dành thời gian cho sở thích cá nhân, đi du lịch, tập yoga, thiền định,... Mỗi người có thể lựa chọn cách nghỉ ngơi phù hợp với bản thân và sở thích của mình. Điều quan trọng là hãy lắng nghe cơ thể và dành thời gian cho bản thân mỗi ngày để thư giãn, tái tạo năng lượng và duy trì sức khỏe tinh thần và thể chất tốt nhất.
Hầu hết mỗi người đều có một tổn thương tâm lý nhưng quan điểm của người Á Đông còn sợ “bói ra ma quét nhà ra rác” tức đi khám sợ ra bệnh nên thường sẽ “không nhìn, không nghe, không thấy, không biết.” Tuy nhiên, điều này là không nên và hãy hiểu rằng không nhất thiết có bệnh chúng ta mới đi gặp chuyên gia. Hãy “phòng ngừa” trauma bằng cách sắp xếp và coi việc ghé thăm bác sĩ tâm lý như một dịp “self-care” ‘cho chính bản thân mình.
Ở bức tranh toàn diện hơn, trauma không chỉ mang đến “đau thương” mà phần nhiều là cơ hội để bạn phát triển và trưởng thành. tracnghiemtinhcach.vn sẽ luôn đồng hành cùng bạn hiểu rõ bản thân qua bài test tính cách DISC và tìm ra những phương pháp phù hợp để đối phó và vượt qua mọi “sang chấn tâm lý.” Hãy biến khủng hoảng tâm lý thành cú chuyển mình để trở nên mạnh mẽ và kiên cường hơn!
Hãy theo dõi tracnghiemtinhcach.vn để hiểu mình, hiểu người nhiều hơn qua những bài viết về sức khỏe tinh thần sắp tới.