bookmark

Table of content

Social phobia là gì? Khi “rối loạn lo âu” đảo lộn cuộc sống của dân công sở

Social phobia là gì? “Rào cản” vô hình khiến chúng ta luôn “sợ hãi” trong cuộc sống.

Social phobia là gì? Khi “rối loạn lo âu” đảo lộn cuộc sống của dân công sở

Jun. 21, 2024, 10:03 AM

By Admin

Social Phobia - "kẻ thù" thầm lặng gặm nhấm sự tự tin, biến chốn công sở thành "sân khấu" của nỗi sợ hãi và lo âu. Liệu bạn có đang bị ảnh hưởng bởi hội chứng rối loạn lo âu xã hội này? Hãy cùng khám phá nguồn gốc của Social Phobia và những ảnh hưởng của nó đến cuộc sống "bàn giấy" của dân công sở trong bài viết dưới đây. 

Social phobia hay hội chứng sợ xã hội là gì?

Khái niệm và nguồn gốc của social phobia 

Bạn có bao giờ cảm thấy tim đập nhanh, mồ hôi vã ra như tắm, mặt đỏ bừng bừng khi đứng trước đám đông? Hay bạn luôn né tránh các buổi tụ tập, ngại giao tiếp và trò chuyện với người khác? Nếu câu trả lời là "có", bạn có thể đang mắc phải hội chứng sợ xã hội hay còn gọi là rối loạn lo âu xã hội. 

Nói một cách dễ hiểu, social phobia là một dạng rối loạn tâm lý khiến người bệnh cảm thấy vô cùng lo lắng và sợ hãi khi bị chú ý hoặc đánh giá bởi người khác. Những lo lắng này thường dẫn đến việc họ né tránh các tình huống xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày và các mối quan hệ. Theo nghiên cứu của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (APA), khoảng 30% người trưởng thành từng trải qua loại rối loạn lo âu này tại một thời điểm nào đó trong đời.

Những lầm tưởng về “Social phobia” 

Có rất nhiều khái niệm về hội chứng rối loạn lo âu xã hội và chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Do đó, nhiều người thường nhầm lẫn social phobia với các biểu hiện, hội chứng khác. Điển hình như:

Social phobia thật ra chỉ là sự “nhút nhát”? 

Nhiều người thường nhầm lẫn Social Phobia với sự nhút nhát hoặc tính cách hướng nội. Nhưng sự thật là gì?

Nhút nhát, e dè hay ngại ngùng trước người lạ hoặc tình huống nào đó là cảm xúc thường thấy của mỗi người. Và tất nhiên, nó không làm đảo lộn cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Social Phobia là mức độ cao hơn của sự nhút nhát và có xu hướng kéo dài tới nhiều tháng.  Hội chứng này làm cho người mắc cảm thấy sợ hãi tột độ, luôn muốn né tránh trước mọi tình huống xã hội. 

Social phobia và anti-social là một?

Rối loạn lo âu xã hội và tính anti-social (hành vi chống đối xã hội) là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Social phobia liên quan đến nỗi sợ hãi quá mức đối với sự tương tác xã hội và sợ bị đánh giá, trong khi tính anti-social liên quan đến các hành vi phá vỡ quy tắc và chuẩn mực xã hội, thường là bao gồm sự thiếu thận trọng đối với cảm xúc của người khác.

Mặc dù những người mắc Social Phobia có thể cảm thấy khó khăn trong việc giao tiếp và tương tác xã hội, nhưng họ không hề "chống đối xã hội" hay có ý định làm hại người khác. Ngược lại, họ thường mong muốn được kết nối và hòa nhập với mọi người, nhưng nỗi sợ hãi đã ngăn cản họ thực hiện điều đó.

Social phobia và social anxiety có giống nhau không? 

Chúng ta rất dễ nhầm giữa Social phobia và social anxiety vì chúng đều liên quan đến lo lắng xã hội, nhưng thực chất hai khái niệm này được sử dụng trong các ngữ cảnh hơi khác nhau: 

  • Social Anxiety là một thuật ngữ rộng, chỉ lo lắng chung trong các tình huống xã hội, như cảm giác bất an khi tham gia hoạt động xã hội.
  • Social Phobia là một chẩn đoán y tế cụ thể cho nỗi sợ mãnh liệt và liên tục bị đánh giá trong các tình huống xã hội, thường gây trở ngại lớn trong cuộc sống hàng ngày.

Về bản chất, social phobia là một dạng nghiêm trọng của social anxiety.

Nguyên nhân của hội chứng “sợ xã hội” 

Do di truyền 

Giống như màu mắt hay chiều cao, Social Phobia cũng liên quan đến di truyền. Nếu bố mẹ hoặc người thân của bạn mắc hội chứng này, khả năng bạn mắc bệnh cũng cao hơn. Nghiên cứu từ Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) và các nghiên cứu khác chỉ ra rằng khoảng 30% đến 40% nguy cơ mắc hội chứng rối loạn lo âu xã hội có thể do di truyền​.  

Do cấu trúc não

Sự mất cân bằng của serotonin, "chất dẫn truyền thần kinh" điều khiển tâm trạng và cảm xúc, cũng được xem là "thủ phạm" chính gây ra Social Phobia. Nói dễ hiểu hơn, bộ não của chúng ta có riêng hẳn một vùng gọi là “vùng kiểm soát sợ hãi và lo âu”. Do đó, nếu ép vùng này hoạt động quá mức sẽ sản sinh cortisol hay “hormone căng thẳng”. Đó là lý do vì sao bạn cảm thấy quá sợ trước một tình huống. 

Do những trải nghiệm cá nhân

Tuổi thơ bị bạo hành, bỏ rơi hay các ký ức tiêu cực thời niên thiếu là một trong những yếu tố căn bản để social phobia phát triển sau này. Những “vết thương lòng” trong quá khứ dần dà sẽ hình thành các nỗi sợ hãi, lo âu thường trực của bạn. Tương tự, các trải nghiệm không tốt như bị áp bức nơi công sở, mất việc hoặc mất người thân cũng ảnh hưởng đến não bộ và cách bạn phản ứng với môi trường xung quanh. 

Do môi trường bên ngoài 

Môi trường làm việc "toxic" với những người hay ghen tị, ái kỷ (narcissism) hay những kẻ hay thao túng tâm lý có thể khiến bạn càng ngày càng lún sâu vào sự sợ hãi tột cùng. Nói cách khác, khi cảm thấy bị đe dọa và không an toàn, các triệu chứng lo âu sẽ trở nên nặng nề hơn. Ngoài ra, các vấn đề sức khỏe như bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), bệnh tim, tuyến giáp hoặc bệnh về đường hô hấp cũng là tác nhân dẫn đến Social Phobia

3 hình thức social phobia đến cuộc sống hàng ngày  

Theo báo cáo của MindBeacon, tỷ lệ người mắc hội chứng sợ xã hội (Social Phobia) có thể lên tới 13%. Điều này có nghĩa là trong 100 nhân viên, có thể có tới 13 người đang âm thầm đối diện với hội chứng này. Vậy, Social Phobia có thể "gây khó dễ" cho chúng ta bằng những hình thức nào?

Sợ hãi trước đám đông (Glossophobia)

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng một lần “toát mồ hôi hột” và run lẩy bẩy khi thuyết trình trước đám đông. Do đó, ai cũng đã phải đối diện với "kẻ thù" mang tên Glossophobia - nỗi sợ hãi khi nói trước đám đông. Glossophobia là một hình thức phổ biến của social phobia, nhấn mạnh việc bạn quá sợ hãi, “ngộp thở” trước một nhóm người đông đúc. Môi trường công sở không lúc nào là vắng vẻ, do đó, Glossophobia ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng giao tiếp cũng như các buổi thuyết trình trước sếp và đồng nghiệp. 

Sợ hãi làm việc (Ergophobia)

Khác với “lười biếng” Ergophobia nỗi sợ làm việc hoặc môi trường làm việc mà không có lý do y tế cụ thể. Nỗi sợ của hội chứng này thường tập trung vào việc đi làm, gặp gỡ đồng nghiệp hay dối diện với các đầu việc. Do đó, người có chứng sợ hãi này coi nghỉ việc là một cách “trốn chạy” khỏi thực tại của họ. 

Sợ cô đơn (Monophobia/Autophobia) 

Một hội chứng ít được bến đến hơn là hội chứng Monophobia, hay hay còn gọi là “hội chứng sợ cô đơn”. Đúng như cái tên của nó, người mắc hội chứng này sẽ luôn cảm thấy sợ hãi khi ở một mình. Họ chỉ cảm thấy an toàn khi có một người khác bên cạnh. Do đó, họ khó có thể độc lập để đối diện và thường hoảng loạn, không thể giữ bình tĩnh khi có một bất trắc xảy ra. 

Cả Glossophobia, Ergophobia và Monophobia/Autophobia có điểm chung là sự sợ hãi. Nỗi sợ xã hội là “nguồn gốc” và cũng là nguyên nhân cốt lõi dẫn đến các hội chứng này. Ba hình thức Social Phobia này thường đi kèm với nhau, nghĩa là một người có thể mắc một hoặc nhiều hình thức cùng lúc. Những nỗi sợ hãi này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và cảm xúc của mỗi cá nhân, mà còn làm giảm hiệu suất công việc, cản trở khả năng giao tiếp và tương tác xã hội. 

Dấu hiệu nhận biết bạn đang bị social phobia ở nơi làm việc

Mất kiểm soát hành vi 

Đối với những người mắc Social Phobia, môi trường công sở - nơi đòi hỏi giao tiếp và tương tác thường xuyên - có thể trở thành "đấu trường" đầy thử thách. Áp lực từ những mối quan hệ xã hội có thể khiến họ phản ứng theo những cách cực đoan, trái ngược với bản chất thường ngày.

Thay vì bình tĩnh xử lý, bạn có thể dễ dàng nổi nóng, cáu gắt hoặc thu mình lại như rùa buộc trước những lời nhận xét, góp ý của đồng nghiệp. Nỗi sợ bị đánh giá, phán xét lấn át khiến họ mất kiểm soát bản thân hoặc phản ứng thái quá trước những tình huống cần tranh luận. Ví dụ, một người có thể phản ứng thái quá với một lời nhận xét vô hại từ đồng nghiệp hoặc cảm thấy bị lấn lướt trong các cuộc họp và không thể phản bác.

Lo lắng quá mức khi bị đánh giá 

Nếu bạn là một nhân viên, việc lo lắng, hồi hộp trước các đánh giá của sếp hay đồng nghiệp là tâm lý rất đỗi bình thường. Điều khác biệt đến từ mức độ lo lắng. Người mắc chứng social phobia không đơn thuần dừng lại ở mức “hồi hộp” mà họ “ám ảnh” với nỗi sợ bị người khác đánh giá. Vì thế, mỗi hành động, quyết định đều như gánh nặng vô hình trong tâm lý của họ.  Nói cách khác, một người mắc Social Phobia có thể e dè khi đưa ra ý kiến trong cuộc họp, trì hoãn việc hoàn thành nhiệm vụ vì sợ bị đồng nghiệp đánh giá thấp năng lực.

Căng thẳng, sợ hãi khi trình bày 

Đối với người mắc Social Phobia, việc thuyết trình trước đám đông hay tham gia thảo luận nhóm không khác gì một "ác mộng". Nỗi sợ hãi bao trùm khiến họ trải qua những triệu chứng vật lý khó chịu như tim đập nhanh, đổ mồ hôi, run rẩy. Họ lúng túng, nói lắp, không thể diễn đạt trôi chảy ý tưởng của mình. Khả năng thuyết trình kém cỏi khiến họ khó tỏa sáng trong môi trường công sở, ảnh hưởng đến cơ hội thăng tiến của bản thân. 

Tránh né các thảo luận nhóm 

Tránh né là một chiến thuật phổ biến mà những người mắc Social Phobia sử dụng để giảm bớt lo lắng. Họ thường xuyên “trốn” tham gia vào các nhóm hoặc các sự kiện xã hội do một vài “lý do cá nhân” dẫn đến sự cô lập tại nơi làm việc. 

Và bạn có quá nhiều nỗi sợ khác nhau

Các chuyên gia tâm lý và tư vấn nghề nghiệp đã phát hiện rằng người đi làm có thể gặp phải hơn 20 loại lo âu khác nhau. Những nỗi sợ đó có thể là: 

  • Sợ đặt câu hỏi: Nhiều người lo sợ sẽ bị xem là thiếu hiểu biết khi đặt câu hỏi, dẫn đến ngại ngùng và im lặng trong các cuộc thảo luận.
  • Sợ gặp “sếp lớn”: Cảm thấy lo lắng, nhịp tim tăng nhanh, và tránh né khi gặp sếp lớn trong công ty, đặc biệt là trong những tình huống bất ngờ như trong thang máy hoặc hành lang.
  • Sợ đưa ra phản hồi: Cảm thấy lo lắng khi phải đưa ra phản hồi vì sợ động chạm và làm người khác phật lòng
  • Sợ bị đánh giá thiếu năng lực: Sợ bị coi là thiếu khả năng, dẫn đến cảm giác tự ti và áp lực phải thể hiện hoàn hảo trong mọi tình huống công việc.

Bí kíp sống chung với social phobia cho dân công sở 

Social Phobia như một “rào cản vô hình” khiến bạn sợ hãi giao tiếp, tương tác xã hội trong môi trường làm việc, nhưng có nhiều bí kíp giúp bạn quản lý tình trạng này một cách hiệu quả:

Không trốn tránh nỗi sợ 

Bạn càng cố gắng tránh né Social Phobia bao nhiêu, nó sẽ  "lộng hành" bấy nhiêu. Tránh né là bản năng nhưng đối mặt là bản lĩnh. Hãy dũng cảm tham gia nhiều hoạt động hơn, hãy cứ là chính bạn giao tiếp với đồng nghiệp vì ngoài bạn ra, không ai đánh giá bạn quá nhiều. Chúng ta đều là “timekeeper” của riêng mình, bạn không cần phải vội, hãy bắt đầu từ những bước nhỏ và từ từ xây dựng lòng can đảm để đối mặt với những thách thức lớn hơn. Mỗi thành công, dù nhỏ, sẽ củng cố sự tự tin của bạn và giúp bạn giảm dần nỗi sợ.

"Cổ vũ" bản thân bằng những câu thần chú

Mỗi phù thuỷ đều có một câu thần chú để bảo vệ và gia tăng sức mạnh của mình. Do đó, chuẩn bị cho mình một “câu thần chú” để trấn an và giảm bớt nỗi sợ là điều nên làm. Đó có thể là một câu danh ngôn, một lời bài hát hoặc một dòng thơ có thể “xoa dịu” và “bơm thêm” sự tự tin trong bạn. 

Giữ cho mình bận rộn

Như câu nói “rảnh rỗi sinh nông nổi”, việc bận rộn giúp giảm bớt lo lắng. Lấp đầy thời gian bằng những hoạt động bổ ích như tham gia khóa học, theo đuổi sở thích hay dành thời gian cho gia đình. Khi bạn "bận rộn", Social Phobia sẽ không còn "lấy chỗ" trong tâm trí bạn nữa.

Luyện tập các kỹ thuật thư giãn.

Dành thời gian mỗi ngày để thiền định, hít thở sâu, hoặc tập yoga hoặc bất cứ hoạt động “healing” nào bạn thích. Các phương pháp này giúp làm chậm nhịp tim, giảm căng thẳng và tạo cảm giác bình tĩnh, giảm bớt áp lực cảm xúc do social phobia gây ra. 

Tôn trọng giá trị của bản thân 

"Hiểu mình để hiểu người" chính là chìa khóa vàng để chinh phục social phobia trong môi trường công sở. Hãy nhớ rằng mỗi người đều có những triệu chứng social phobia khác nhau và phong cách làm việc riêng biệt. Việc so sánh bản thân với người khác chỉ khiến bạn thêm chìm đắm trong lo âu. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc tự khám phá bản thân, nhận thức điểm mạnh và trân trọng giá trị của chính mình thông qua bài test trắc nghiệm tính cách DISC. 

Bài test phân tích tính cách dựa trên bốn yếu tố chính: Dominance (D) - Quyết đoán, Influence (I) - Ảnh hưởng, Steadiness (S) - Kiên định, và Conscientiousness (C) - Tận tâm. Mỗi yếu tố phản ánh một kiểu hành vi khác nhau và cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách bạn tương tác với người khác và phản ứng trong các tình huống khác nhau. Những người dễ bị social phobia nhất thường là những người có tính cách thuộc nhóm S và C, vì họ nhạy cảm với sự thay đổi, xung đột và áp lực về hiệu suất. Tuy nhiên, bất kỳ ai cũng có thể trải qua social phobia, bất kể thuộc nhóm tính cách nào. Do đó, bạn nên sử dụng bài test DISC thường xuyên để hiểu rõ bản thân mình và cách đối phó với loại lo âu mình đang gặp phải.

Nhờ hỗ trợ từ bạn bè hoặc gia đình. 

Chúng ta thường “ngại” chia sẻ mặt yếu đuối của mình với người thân hay bạn bè. Nhưng đã đến lúc bạn gạt cảm xúc ngại qua một bên để thành thật với chính bản thân mình và điều đó không làm phiền những người thật sự yêu thương bạn. Hãy thử chia sẻ với người bạn thân thuộc nhất, người bạn cảm thấy an toàn nhất để họ có thể giúp bạn vượt qua các rào cản. Một góc nhìn khác cho một vấn đề là điều bạn luôn muốn nghe, phải không? 

Đặt hẹn với chuyên gia trị liệu.

Nếu bạn đã thử nhiều cách để giảm lo lắng mà không hiệu quả, hoặc nếu lo lắng của bạn trở nên quá nghiêm trọng, có thể đã đến lúc bạn nên tìm sự hỗ trợ từ một chuyên gia trị liệu. Họ có thể giúp bạn xác định nguyên nhân sâu xa của vấn đề và đề xuất các phương pháp điều trị hiệu quả.

Lời kết

Social Phobia không chỉ là một thách thức tạm thời mà có thể ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống và sự nghiệp của chúng ta. Tại tracnghiemtinhcach.vn, chúng tôi luôn đồng hành cùng bạn trong hành trình khám phá bản thân và vượt qua những trở ngại tâm lý. Với bài test tính cách DISC và những bài viết sâu sắc về các chủ đề liên quan đến tâm lý học, chúng tôi cung cấp các phân tích chi tiết giúp bạn nhận diện điểm mạnh và điểm yếu của mình, từ đó xây dựng chiến lược phù hợp để cải thiện tình trạng lo âu xã hội và giúp bạn trở nên hạnh phúc hơn trong môi trường công sở của mình. 

messenger