bookmark

Table of content

Ái kỷ là gì? Cách người ái kỷ “làm mình làm mẩy” chốn công sở

Liệu ái kỷ có phải là “rào cản vô hình” làm các thành viên trong nhóm “xanh lá” nhau hơn?

Ái kỷ là gì? Cách người ái kỷ “làm mình làm mẩy” chốn công sở

Jun. 12, 2024, 10:48 AM

Ái kỷ là gì? Ái kỷ đơn thuần là yêu thương chính bản thân mình?

Theo bài nghiên cứu trên SpringerLink cho thấy khoảng 6.2% dân số toàn cầu mắc rối loạn nhân cách ái kỷ (NPD), với tỷ lệ này cao hơn ở nam giới (7.7%) so với nữ giới (4.8%). Những người ái kỷ thường gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với hiệu suất làm việc nhóm, gây ra sự tiêu cực và ngăn cản các hoạt động hợp tác hiệu quả trong tổ chức. Bạn có đang “sống chung” với người ái kỷ? Họ có “làm mình làm mẩy” nơi công sở? Và cách hợp tác với họ như thế nào cho hiểu quả? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. 

Ái kỷ hay “narcissism” là gì? 

Khái niệm và nguồn gốc của ái kỷ 

Thuật ngữ ái kỷ (x) xuất phát từ huyền thoại Hy Lạp về Narcissus. Narcissus là một chàng trai đẹp trai đã phải lòng chính hình ảnh phản chiếu của mình đến mức quên ăn quên ngủ và cuối cùng đã chết bên bờ suối - nơi anh ngắm nhìn mình. Từ đó, thuật ngữ này được dùng để chỉ những người có mức độ tự yêu thương bản thân quá mức Họ luôn cho rằng mình đặc biệt xuất chúng hoặc mình thật sự bất hạnh đến mức họ thường xuyên không quan tâm đến cảm xúc, nhu cầu của người khác. 

Narcissus soi mình bên hồ là nguồn gốc cho định nghĩa ái kỷ là gì

Trong mắt người ái kỷ, họ chỉ có hai đối tượng, đó là “tôi và bản thân tôi”. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng thực chất người ái kỷ phức tạp hơn rất nhiều vì ái kỷ có nhiều mức độ khác nhau. Ai trong chúng ta cũng có một phần ái kỷ, có những người sẽ có chút ích kỷ, tự mãn nhưng có những người đòi hỏi sự ngưỡng mộ từ người khác một cách liên tục. 

Các “phong cách” khác nhau của người ái kỷ 

Phong cách ái kỷ vĩ đại (grandiose narcissist)

Những người kiêu ngạo và thèm khát sự chú ý của người khác đều thuộc nhóm này. Đây là kiểu người dễ bắt gặp nhất trong cuộc sống và môi trường làm việc. Họ là những người thường xuyên tìm kiếm các vị trí lãnh đạo, thích chỉ đạo, không thích bị phê bình và thường xuyên khoe khoang thành tích của bản thân, dù đôi khi những thành tích đó được phóng đại. 

Một điều đặc biệt là họ sở hữu sức hút kỳ lạ, có thể làm bạn choáng ngợp, nhất là trong lần đầu gặp mặt. Nguyên do đến từ phong thái tự tin cũng như hào quang phát ra từ “chiếc áo choàng hoàn hảo” của họ. Tuy nhiên, đằng sau lớp vỏ bọc tưởng chừng như đẹp đẽ là con người luôn mong muốn thao túng, kiểm soát người khác để trở thành “trung tâm của bầu trời”. 

Phong cách ái kỷ tổn thương (vulnerable narcisist) 

Trái ngược với kiểu ái kỷ vĩ đại, những người ái kỷ tổn thương thường rụt rè, tự ti, và dễ cảm thấy bị tổn thương. Họ vẫn cần được sự chú ý từ những người xung quanh nhưng họ thường xuyên cảm thấy mình không đủ tốt, họ tự hạ thấp bản thân mình và đóng vai “nạn nhân” trong mọi tình huống. Trong môi trường làm việc, những người thuộc trường phái này cần được trấn an liên tục, họ dễ bị tổn thương và phản ứng một cách thái quá trước những lời góp ý mang tính xây dựng. Họ chính là một người “overthinking” đích thực. 

Khái quát hơn, ái kỷ thể hiện dưới hai hình thức gần như đối lập. Trong khi người ái kỷ vĩ đại thích được nhìn nhận như người chiến thắng thì người ái kỷ tổn thương thích được nhìn nhận là “người thua cuộc” hay một nạn nhân của một thế lực nào đó. Hai phong cách này giống nhau ở điểm họ đều cần sự chú ý cũng như sự đối xử đặc biệt từ người khác. 

Những người ái kỷ hay “soi mình” trong cuộc sống

Ái kỷ là gì và cộng sự trong công ty bạn liệu có phải người ái kỷ?

“Gương kia ngự ở trên tường, thế gian này ai đẹp được dường như ta”. Những người ái kỷ tại nơi làm việc luôn mưu cầu sự chú ý từ mọi người trong cả “thế gian” văn phòng, từ cấp trên, đồng nghiệp và cả cấp dưới. 

Vậy bạn có đang tiếp xúc với ai trong công ty là người ái kỷ? Sau đây là các đặc điểm giúp bạn bắt được tín hiệu “có thể là người ấy” ngay trong chính văn phòng của mình. 

Dấu hiệu nhận biết chính xác người ái kỷ tại trong cuộc sống

“Pick me girl/ Pick me boy”

Một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất đó là những người luôn cố gắng làm nổi bật mình để thu hút sự chú ý một cách thái quá. Nếu bạn có một đồng nghiệp “khao khát vị trí center”, thường xuyên tìm cách gây ấn tượng với cấp trên hoặc khách hàng bằng cách tỏ ra là người hiểu biết nhất, thậm chí là phê phán hoặc phủi bỏ thành tích, công lao của người khác để bản thân tỏa sáng, họ rất có thể là người ái kỷ. 

Những kẻ vô cảm 

Sự ái kỷ song hành với sự vô cảm. Các narcissist không sẵn lòng và không thể cảm thông với đồng nghiệp xung quanh. Thời gian của họ dành hết để tập trung vào lợi ích của bản thân chứ không để quan tâm và thấu hiểu cảm xúc của người khác. Do đó, họ không ý thức được rằng hành vi của họ đang làm tổn thương đến nhiều người và cũng không chịu trách nhiệm cho bất kì lỗi sai nào của mình. 

Người hay “tương tác”

Người ái kỷ không chỉ là “người chiến thắng” mà họ còn tỏ ra mình “biết tuốt”, có khả năng lo toan mọi thứ nhưng thực chất là đang thao túng với mục đích cuối cùng là điều khiển người khác. Đặc biệt trong môi trường công sở, họ có khả năng giải quyết mọi vấn đề và sẵn sàng đưa ra lời khuyên, thậm chí là khi không được yêu cầu. Tất cả nhằm để thể hiện bản thân mà còn để đặt người khác trong tình thế phụ thuộc vào sự thông thái và "quyền lực" của họ. 

Khi những “gương mặt thân quen” tại văn phòng mắc chứng ái kỷ

Khi sếp bạn là người ái kỷ 

Đã bao giờ bạn gặp một người sếp thiên vị các nhân viên hay đưa lời khen hơn thay vì coi trọng những nhân viên làm việc tốt?

Nguồn cơn sâu xa của hiện trạng trên chính là tính ái kỷ của cấp trên của bạn. Bởi người ái kỷ luôn muốn được sự chú ý, do đó, những nhà lãnh đạo yêu bản thân quá mức sẽ thích được khen và luôn muốn người khác vậy quanh bằng những lời khen “có cánh”. Theo một khảo sát của Hiệp hội Quản lý Nguồn nhân lực Hoa Kỳ (SHRM) năm 2022, 70% nhân viên làm việc dưới quyền một sếp ái kỷ cho biết họ cảm thấy thiếu công bằng trong việc đánh giá hiệu suất làm việc.

Khi đồng nghiệp bạn là người ái kỷ 

"Dựa vào đâu mà anh có thể nói tôi như vậy"

"Tôi chưa từng làm điều đó!"

"Chị cũng đâu có hoàn hảo."

Đó có thể là những câu nói của một đồng nghiệp ái kỷ sẽ nói với bạn. Một người đồng nghiệp ái kỷ thường không chấp nhận được bất kỳ lời phê bình hoặc nhận xét nào về bản thân, và sẽ ngay lập tức phản ứng một cách phòng thủ hoặc công kích người khác. Tuy nhiên, thực chất đây chỉ là lớp phòng vệ hay “cái tôi giả” (false-seft) được dựng lên để che giấu sự thiếu tự tin và sự bất an của người ái kỷ. Họ cần được công liên tục từ người khác để cảm thấy có giá trị, và bất kỳ lời phê bình nào đều bị họ coi là một mối đe dọa đối với cái tôi mong manh của mình. 

Chiến lược “sống chung với người ái kỷ” trong cuộc sống và chốn công sở

Việc “yêu bản thân” là không sai nhưng nếu bạn yêu bản thân một cách mù quáng thì sự ái kỷ sẽ làm bất kỳ ai trở thành một con người khác. Để “sống chung” cùng chính những người cộng sự “lỡ yêu bản thân” quá mức thì cần có những chiến lược riêng ngay sau đây. 

Nhìn nhận đúng bản chất của người ái kỷ 

Người ái kỷ khá giỏi trong việc thu hút người khác và đôi khi chính bạn cũng là người bị họ thu hút. Trong công việc, quả thật họ là một người rất được lòng của nhiều đồng nghiệp và cả những cấp lãnh đạo. Nhưng theo thời gian, bạn sẽ nhận ra rằng, tất cả mọi người đều chỉ là khán giả trong buổi diễn của họ. Nếu chẳng may, có một tình huống mà bạn phải tranh cãi và đối đầu với họ, ngay lập tức bạn sẽ nhận được sự kháng cự và đòn tấn công mãnh liệt từ họ. Do đó, cách đối phó với người ái kỷ đầu tiên mà bạn cần biết đó chính là nhận ra bản chất thật của họ để có thể ứng xử phù hợp trong mọi tình huống. 

Thiết lập ranh giới cho bản thân 

Thiết lập ranh giới rõ ràng là điều cần thiết khi làm việc với người ái kỷ. Đặt ra các giới hạn về giao tiếp và công việc để bảo vệ quyền lợi của mình. Bạn cần kiên định với những ranh giới này, đồng thời không cho phép họ xâm phạm đến không gian và thời gian cá nhân của bạn. Bằng cách này, bạn sẽ tránh được việc bị lợi dụng và duy trì được hiệu suất làm việc.

Giữ vững lập trường của mình

Khi làm việc với người ái kỷ, bạn cần giữ vững lập trường và quan điểm của mình. Đừng để những lời nói tiêu cực hay hành vi thiếu tôn trọng từ họ làm lung lay ý chí của bạn.  Sự kiên định và tự tin sẽ giúp bạn duy trì sự tôn trọng từ người ái kỷ và đồng thời bảo vệ quan điểm của mình.

Nói “không” vì bạn không có lỗi 

Hãy dũng cảm nói “không” khi đối mặt với những yêu cầu vô lý từ người ái kỷ. “Biết mình biết ta, trăm trận trăm tháng”, do đó, việc từ chối không phải là biểu hiện của sự yếu kém mà là cách bạn bảo vệ quyền lợi và tinh thần của mình. Hãy nhớ rằng, nói “không” là quyền của bạn và bạn không có lỗi khi bảo vệ bản thân trước những yêu cầu phi lý.

Và bản lĩnh đối diện để giải quyết tình huống 

Cuối cùng, hãy luôn giữ vững bản lĩnh và sự điềm tĩnh khi đối diện với các tình huống căng thẳng do người ái kỷ gây ra. Dù bạn hoạt động ở bất kỳ lĩnh vực hay ở môi trường công ty lớn nhỏ nào, cũng gặp phải những cộng sự narcisist. Do đó, đừng để cảm xúc chi phối và hãy tìm cách giải quyết vấn đề một cách chuyên nghiệp. Nếu cần thiết, hãy tìm sự hỗ trợ từ quản lý hoặc đồng nghiệp khác để đảm bảo rằng môi trường làm việc luôn tích cực và công bằng.

 Liệu bạn có vượt qua bài test rối loạn nhân cách ái kỷ?

Mỗi thành viên trong đội ngũ đều có một nét cá tính riêng cũng như phong cách làm việc riêng. Chính vì vậy, để hiểu được bản thân và các thành viên khác trong nhóm, chúng ta cần có nhiều góc nhìn khách quan để đánh giá chính xác. Bài test DISC có thể là một “cánh tay phải đắc lực” không chỉ dành cho các nhà lãnh đạo mà còn dành cho cá nhân từng thành viên trong nhóm. Suy cho cùng, chúng ta đang đi trên con đường “tôi đi tìm tôi” và bạn có thể là một người ái kỷ hoặc không nhưng bạn vẫn có thể thay đổi những gì thuộc về bản thân bạn được thể hiện dưới dạng các chỉ số trong kết quả mở rộng bài test DISC. 

Lời Kết

Dù bạn là ai, hoạt động ở lĩnh vực nào và bạn gặp phải bất kỳ “phong cách ái kỷ” nào, tracnghiemtinhcach sẽ luôn đồng hành cùng bạn trên con đường tìm lại chính mình sau quãng thời gian lạc lối khi phải sống theo sự hài lòng của người khác. Chúng tôi đồng hành để bạn hiểu mình, hiểu người và giúp đỡ bạn ứng xử phù hợp hơn với đồng nghiệp cũng như phát triển được những điểm mạnh của bản thân thông qua bài test tính cách DISC. Một đội ngũ hiệu quả đều cần tính đa dạng và sự tôn trọng tính đa dạng đó. Chính vì vậy, hãy hoàn thiện bản thân và trở thành một mảnh ghép phù hợp cho đội ngũ của bạn!

messenger