Table of content
Tham vọng là gì? Liệu tham vọng nhiều, áp lực cao sẽ “tạo thành kim cương”?
Tham vọng là gì? Muốn trở thành một “viên kim cương”, ai cũng phải thui rèn qua lò “áp lực và tham vọng”
Aug. 07, 2024, 8:58 AM
Ai trong chúng ta cũng thích được làm chủ. Ai trong chúng ta cũng có nhưng tham vọng riêng. Nhưng chúng ta nên biểu lộ tham vọng ấy như thế nào để “vừa được việc, vừa được lòng người”, tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết ngay bí kíp!
Tham vọng là mong muốn mạnh mẽ để đạt được thành công, thành tựu hoặc quyền lực tức tham vọng không dừng lại ở mong muốn có nhiều tiền, mà còn là khát khao tạo ra những giá trị mới, những dấu ấn riêng.
Dù theo quan điểm phương Tây hay phương Đông, tham vọng như “con dao hai lưỡi”, nó có thể giúp bạn đạt được những điều lớn lao, nhưng đổi lại bạn phải trả một cái giá rất đắt tuỳ vào mức độ tham vọng của bạn.
Do đó, tham vọng vẫn nên song hành với sự khôn ngoan và lòng nhân hậu thì mới trở thành yếu tố quan trọng giúp bạn đặt ra và đạt được các mục tiêu trong sự nghiệp và cuộc sống
Hiểu rõ hơn về tham vọng và sự khác biệt của nó với các thuật ngữ khác sẽ giúp bạn phân định mục tiêu của riêng mình:
Hai khái niệm tưởng chừng giống nhau nhưng lại mang những ý nghĩa hoàn toàn khác biệt.
Tham vọng và hy vọng đều liên quan đến mong muốn về tương lai, nhưng chúng khác nhau ở mức độ và tính chất.
Tham vọng và lòng tham thường bị nhầm lẫn với nhau, nhưng thực tế chúng lại có những điểm khác biệt rõ rệt.
Tham vọng và tham vọng thầm lặng đều khác nhau ở cách thức biểu hiện và cách thực hiện.
Đâu là đặc trưng của một người tham vọng? “Check var” ngay 5 đặc điểm dưới đây:
Các bạn nhân viên có tham vọng cao luôn đặt ra những mục tiêu cao trong bản kế hoạch chiến lược của họ. “Đã mơ, phải mơ cho lớn”, họ thường bị cuốn hút bởi những thách thức lớn và tin rằng các mục tiêu nhỏ không đủ sức hấp dẫn để tạo động lực.
Nghiên cứu của Psychology Today còn chỉ ra rằng, những người có mục tiêu cao hơn thường có khả năng đạt được thành công cao hơn đến 30% so với những người có mục tiêu thấp hơn.
Để đạt được mục tiêu, người tham vọng luôn có sẵn tinh thần “Học, học nữa, học mãi”. Ở môi trường công sở, họ không ngại đặt câu hỏi, tìm kiếm các anh chị có nhiều kinh nghiệm hơn để “cắp sách theo học”.
Họ tự ý thức rằng việc trở thành người am hiểu nhiều lĩnh vực không chỉ giúp nâng cao kỹ năng cá nhân mà còn làm tăng giá trị của họ trong mắt cấp trên và đồng nghiệp.
Nhân sự tham vọng thường có khát khao mạnh mẽ để trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực mà họ quan tâm. Dám đứng lên và phát biểu, đưa ra ý kiến đóng góp ý kiến để được “ghi dấu ấn” của mình rõ ràng hơn trong một dự án là biểu hiện của một nhân sự tham vọng.
Người tham vọng luôn kỳ vọng trong tương lai họ không phải làm công, mà họ sẽ trở thành người làm chủ.
Mục tiêu lớn đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng nghỉ. Họ sẵn sàng “cày” hết mình, từ những giờ làm việc miệt mài cho đến việc không ngừng học hỏi và nâng cao bản thân. Họ sẽ luôn là người kết thúc mọi công việc và đầu việc mà họ bắt đầu làm trong ngày.
Những người tham vọng luôn sở hữu khả năng nhìn nhận bức tranh tổng thể. Họ không chỉ tập trung vào các mục tiêu ngắn hạn mà còn dự đoán và lập kế hoạch cho tương lai.
Họ có khả năng đánh giá tình hình hiện tại và thiết lập các chiến lược dài hạn để đạt được mục tiêu lớn. Mọi hành động và quyết định của họ đều được cân nhắc kỹ lưỡng với mục tiêu dài hạn trong tâm trí
Tham vọng có phải một đức tính nên có của mỗi người nhân viên? Câu trả lời vẫn là “có” với những lý do sau:
Hãy thử tưởng tượng bạn đứng lên và đưa ra ý tưởng khắc phục một vấn đề quan trọng trong dự án hoặc công việc của mình.
Bạn không chỉ “ngầu” trong mắt đồng nghiệp mà còn chứng tỏ bản thân là một nhân viên đáng giá. Điều này cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân và thu hút sự chú ý từ các cấp quản lý và đồng nghiệp trong môi trường làm việc đầy cạnh tranh hiện nay.
Con đường sự nghiệp nào cũng cần có định hướng, mục tiêu và lối đi riêng. Mục tiêu là “đầu tàu” giúp bạn không bị trệch hướng. Mà người tham vọng luôn luôn có sẵn mục tiêu, thậm chí như đã nói, mục tiêu của họ thường không nhỏ bé.
Chính vì vậy, sự tham vọng sẽ vạch rõ cho bạn con đường thăng tiến và phát triển bản thân trong tương lai.
Người tham vọng luôn đặt ra những tiêu chuẩn cao cho bản thân. Họ không bao giờ hài lòng với những gì mình đã đạt được mà luôn tìm cách làm tốt hơn nữa. Tinh thần cầu tiến này sẽ giúp bạn không ngừng hoàn thiện bản thân và đạt được những kết quả vượt trội.
Tham vọng thực chất giống như một chất xúc tác để bạn có dũng khí khi bắt đầu xây dựng mối quan hệ (networking) với bất kỳ ai trong sự kiện quan trọng. Do đó, sự tham vọng không chỉ thúc đẩy sự phát triển cá nhân mà còn giúp mở rộng mạng lưới quan hệ xã hội của bạn.
Khi bạn chủ động theo đuổi các mục tiêu và tham gia vào các dự án mới, bạn có cơ hội gặp gỡ và kết nối với những người có ảnh hưởng trong ngành.
Nếu bạn đã từng “mê mẩn” Spiderman, bạn sẽ nhớ rõ câu “Sức mạnh càng lớn, trách nhiệm càng cao”. Tương tự, tham vọng nhiều đương nhiên áp lực sẽ càng cao. Điều này sẽ được lý giải ngay dưới đây:
Tham vọng và áp lực có mối quan hệ tương hỗ:
Khi chúng ta đặt ra những mục tiêu cao, tham vọng lớn, áp lực để đạt được chúng cũng sẽ tăng lên. Áp lực này đến từ việc phải vượt qua những thử thách, cạnh tranh với người khác, và đáp ứng những kỳ vọng của bản thân và người khác.
Nếu bạn hỏi tôi câu này, tôi sẽ trả lời là “có thể”. Cũng giống như một viên kim cương được hình thành dưới áp lực lớn, tham vọng và áp lực có thể giúp chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn, trưởng thành hơn và đạt được những thành công lớn. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra khi chúng ta biết cách quản lý áp lực và biến nó thành động lực tích cực.
Thế nhưng, cường độ của tham vọng có thể thay đổi theo từng giai đoạn cuộc đời. Có những lúc bạn cảm thấy đầy nhiệt huyết, nhưng cũng có lúc bạn cảm thấy mất động lực. Điều quan trọng là luôn nuôi dưỡng ngọn lửa đam mê trong lòng và tìm cách khơi dậy nó khi cần thiết.
Tham vọng có thể biến bạn thành một “viên kim cương quý giá” hoặc kẻ độc tài. Dưới đây là một số mặt xấu của việc không kiểm soát được mức độ tham vọng của bản thân:
Bạn đã bao giờ tự hỏi: "Tham vọng có thể dẫn ta đi xa đến đâu?" Khi quá đặt nặng vào việc đạt được mục tiêu riêng, bạn có thể vô tình bỏ qua cảm xúc và nhu cầu của đồng nghiệp. Tham vọng có thể dẫn đến sự ích kỷ, ái kỷ, thậm chí là áp lục đồng trang lứa (peer pressure) trước những hành trình nỗ lực của người khác.
Khi tham vọng trở thành ám ảnh, bạn có thể rơi vào cạm bẫy của việc sử dụng mọi thủ đoạn để đạt được mục tiêu. Điều này có thể bao gồm các hành vi không đạo đức, gây tổn hại cho người khác và tổ chức.
Những hành động này không chỉ phá vỡ quy tắc đạo đức nghề nghiệp mà còn gây hại cho danh tiếng và tương lai của bạn. "Gậy ông đập lưng ông," đôi khi những chiến thuật này sẽ quay lại làm tổn hại chính bạn.
Bạn có biết rằng việc liên tục theo đuổi tham vọng có thể dẫn đến căng thẳng cực độ và kiệt sức? Hãy nhớ rằng "dục tốc bất đạt" - càng cố gắng nhanh chóng đạt được mục tiêu mà không nghỉ ngơi, bạn càng dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi, suy kiệt.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 615 triệu người trên toàn thế giới chịu ảnh hưởng từ căng thẳng liên quan đến công việc, dẫn đến mất năng suất và tăng nguy cơ mắc các bệnh tâm lý .
Bạn có đang bỏ quên gia đình, bạn bè và những sở thích cá nhân vì công việc? Tham vọng quá mức có thể chiếm hết thời gian và năng lượng của bạn, khiến bạn bỏ qua những khía cạnh quan trọng khác của cuộc sống.
Người ta nói: “Có chí thì nên”. Có tham vọng thì nên là một tham vọng tích cực để đạt được thành công mà không đánh mất đi chính mình. Một số bí kíp bạn có thể áp dụng như:
Mục tiêu lớn lao là điều đáng khích lệ, nhưng nếu không có kế hoạch cụ thể và hành động thiết thực, chúng chỉ là những giấc mơ viển vông. Hãy đặt ra những mục tiêu SMART: cụ thể, đo lường được, khả thi, phù hợp và có thời hạn. Bằng cách này, bạn sẽ có một lộ trình rõ ràng để tiến tới thành công.
Ví dụ thay vì đặt mục tiêu chung chung là "Tôi muốn thăng tiến trong công việc", hãy đặt mục tiêu cụ thể hơn như "Trong vòng 6 tháng tới, tôi sẽ hoàn thành dự án X và được đề bạt lên vị trí Y".
Đừng để tham vọng “nuốt chửng” mọi thứ xung quanh.Tham vọng không chỉ là về bản thân, mà còn cần cân nhắc đến cảm xúc và ý kiến của đồng nghiệp.
Việc lắng nghe và thấu hiểu giúp tạo ra môi trường làm việc hài hòa và đoàn kết. Hơn nữa, bạn sẽ học hỏi được nhiều điều từ những người xung quanh, xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp trong công việc.
Quản lý thời gian hiệu quả là một trong những cách thể hiện tham vọng tích cực. Hãy phân bổ thời gian hợp lý cho từng công việc và đảm bảo bạn có đủ thời gian nghỉ ngơi. Điều này không chỉ giúp bạn duy trì năng suất mà còn ngăn ngừa tình trạng kiệt sức và căng thẳng.
"Làm hết sức, chơi hết mình" là cách giữ cho cả tâm trí và cơ thể bạn luôn trong trạng thái tốt nhất.
Ai cũng sẽ mắc sai lầm và thất bại. Quan trọng là bạn học được gì từ những thất bại đó. Hãy coi thất bại như một cơ hội để học hỏi và trưởng thành. Thay vì chán nản, hãy tìm hiểu nguyên nhân thất bại và rút ra bài học kinh nghiệm.
Nếu bạn bắt đầu cảm thấy căng thẳng liên tục, mất ngủ, hoặc bắt đầu bỏ qua những mối quan hệ và sở thích cá nhân vì công việc, đó là dấu hiệu cho thấy tham vọng của bạn có thể đang vượt quá giới hạn lành mạnh.
Hãy thường xuyên tự đánh giá mục tiêu và tình hình hiện tại của mình. Điều chỉnh tham vọng để phù hợp với hoàn cảnh và khả năng hiện tại, đồng thời lắng nghe bản thân để biết khi nào cần nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng.
Tham vọng là một yếu tố quan trọng giúp bạn đạt được những thành công lớn trong sự nghiệp và cuộc sống. Tuy nhiên, điều quan trọng là biết cách duy trì và kiểm soát tham vọng một cách lành mạnh.
Tracnghiemtinhcach.vn sẽ luôn đồng hành cùng bạn qua các bài test DISC để giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân và phát triển tham vọng một cách hiệu quả!
Bạn có thể đọc thêm các bài blog về sức khỏe tinh thần khi đi làm: