Table of content
Networking là gì? Bạn là fresher mới đi làm, liệu bạn có đang “kết nối” sai cách?
Jul. 30, 2024, 10:38 AM
“Networking là quy tắc bất thành văn số một trong kinh doanh.” - Theo lời của Sallie Krawcheck, CEO và Co-founder của Ellevest. Và đây là lúc bạn dành chút thời gian để hiểu và học về “quy tắc bất thành văn đó”. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn “sáng” ra và biến bạn trở thành một “bậc thầy networking” trong giới công sở.
Có nhiều thứ thú vị về networking hơn định nghĩa của nó. Networking không chỉ đơn thuần là kết nối và xây dựng mối quan hệ xã hội mà nó còn là “nghệ thuật” mà ai cũng muốn thuần thục.
Networking (kết nối xã hội) hiểu đơn giản là quá trình xây dựng và duy trì các mối quan hệ xã hội nhằm nâng cao sự thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. Đó là việc trao đổi ý tưởng và thông tin với những người có chung nghề nghiệp, ngành nghề, hoặc sở thích.
Kết nối chuyên nghiệp có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức, như tham dự các sự kiện ngành, tham gia vào các cộng đồng trực tuyến, gia nhập các hiệp hội chuyên nghiệp, và tìm kiếm người hướng dẫn hoặc đào tạo. Bạn có thể kết nối bằng cách liên hệ với những người bạn muốn gặp qua email, LinkedIn, hoặc các phương thức khác.
Ngoài ra, việc bạn giao tiếp, chia sẻ hay nói chuyện với đồng nghiệp trong các buổi nghỉ trưa hoặc các buổi “bonding” cũng là một dạng của networking.
Bạn có biết trong networking, chúng ta có mối quan hệ "mạnh" và "yếu". Mối quan hệ "mạnh" là gia đình và bạn bè thân thiết. Họ là những người biết rõ về bạn và nhận thức được kỹ năng và khả năng của bạn. Ngược lại, mối quan hệ "yếu" là những người bạn ít gặp nhưng vẫn dễ dàng trò chuyện khi gặp lại.
Nghiên cứu của Mark Granovetter cho thấy, những người dựa vào mối quan hệ yếu để tìm việc có kết quả tốt hơn so với những người chỉ dựa vào mối quan hệ gần gũi. Vì vậy, bạn luôn cần mở rộng mạng lưới kết nối của mình.
Thời điểm tốt nhất để bắt đầu xây dựng mạng lưới là trước khi bạn cần đến nó. Vì vậy, người khôn ngoan sẽ không để “nước đến chân mới nhảy”, họ thường thiết lập các mối quan hệ sớm vì để phát triển một mạng lưới cần thời gian và nỗ lực liên tục.
Nếu bạn còn băn khoăn nên làm gì đầu tiên thì lời khuyên cho bạn là hãy bắt đầu từ những mối quan hệ “mạnh” tức bắt đầu kết nối sâu sắc hơn với gia đình, bạn bè, hàng xóm, sếp, đồng nghiệp,.. . Sau đó, kết nối với những người trong cộng đồng của bạn, cựu sinh viên, hoặc những người tham gia các sự kiện nghề nghiệp. Hãy kết nối thật sự chứ đừng gaslighting (thao túng) người khác.
Bạn có chuyên môn tốt, bạn có tư duy phát triển, bạn có cách làm việc chuyên nghiệp nhưng bạn vẫn chưa có được vị trí đúng với năng lực của mình. Bạn “có” nhiều nhưng bạn “chưa có” một “networking” đủ tốt. Khi sở hữu kỹ năng này, bạn sẽ có được:
Mạng lưới quan hệ không chỉ là công cụ để thăng tiến sự nghiệp mà còn là “liều thuốc tinh thần” giúp bạn cảm thấy hạnh phúc và gắn kết hơn trong môi trường làm việc.
Các mối quan hệ công việc là một cuộc trao đổi giá trị đôi bên cùng có lợi. Khi bạn cho đi, bạn cũng nhận lại. Do đó, ngay cả khi bạn không có ý định tìm việc nhưng những mối quan hệ có thể đem lại những cơ hội “phù hợp không tưởng” cho bạn. Theo báo cáo của Jobvite, 23% người nộp đơn xin việc qua bạn bè hoặc đồng nghiệp cũ, cho thấy tầm quan trọng của sự giới thiệu trong việc tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp.
Kết nối với những người khác trong ngành nghề của bạn là cách tuyệt vời để tiếp cận những ý tưởng mới. Khi bạn biết được những gì người khác đang làm, bạn có thể học hỏi và áp dụng những kỹ năng hay phương pháp mới vào công việc của mình. Dù bạn làm việc cho một công ty nhỏ hay lớn, những ý tưởng độc đáo sẽ giúp bạn nổi bật và thành công hơn.
Kết nối với những người ở các vị trí khác nhau trong công việc rất quan trọng. Thường thì không dễ tiếp cận cấp trên, nhưng “networking” sẽ giúp bạn làm điều đó. Gặp gỡ những người giàu kinh nghiệm sẽ mở ra cơ hội học hỏi và phát triển sự nghiệp.
Thực chất networking không phải chỉ để “có được một công việc tốt” mà còn là “dịp” cho bất kỳ ai cải thiện bản thân, nhất là sự tự tin. Mỗi cuộc trò chuyện, dù ngắn hay dài, đều là một cơ hội để bạn vượt qua nỗi sợ giao tiếp. Ban đầu, bạn có thể cảm thấy lo lắng, nhưng càng kết nối nhiều, bạn càng quen và tự tin diễn đạt ý tưởng của mình một cách rõ ràng hơn.
Kỹ năng networking tốt nghĩa là họ có khả năng xây dựng nhiều mối quan hệ có lợi. Và đặc điểm chung của một người có networking tốt thường là:
Người lắng nghe tích cực không chỉ nghe mà còn thấu hiểu và chia sẻ với người khác. Khi người khác cảm thấy được lắng nghe, họ sẽ dễ dàng mở lòng và chia sẻ. Do đó, những người này thường nắm giữ nhiều “bí mật” của người khác và họ có rất nhiều mối quan hệ quen biết. Đây là biểu hiện đầu tiên của một người có networking tốt.
Họ là những người luôn tìm kiếm cơ hội để mở rộng mạng lưới của mình. Họ không ngại tham gia các sự kiện, hội thảo, hay đơn giản chỉ là một cuộc trò chuyện ngẫu nhiên. Sự chủ động này không chỉ giúp họ gặp gỡ nhiều người mới mà còn tạo ra những cơ hội hợp tác bất ngờ.
Những người tôn trọng sự khác biệt rất “được lòng” mọi người do họ hiểu rằng mỗi người có giá trị riêng. Họ luôn mở lòng đón nhận những ý kiến khác biệt và tạo ra một không gian làm việc cởi mở. Do đó, họ rất dễ bắt đầu trò chuyện với người lạ.
Người coi trọng lời hứa luôn giữ đúng cam kết và lời hứa của mình. Sự trung thực và trách nhiệm của họ giúp xây dựng lòng tin và uy tín trong mắt mọi người. Khi bạn luôn giữ lời, người khác sẽ sẵn sàng hợp tác và hỗ trợ bạn.
Bạn vui vẻ và hoà đồng hay bạn e dè và điềm tĩnh, liệu một người hướng ngoại có nhiều mối quan hệ hơn người hướng nội?
Trong một xã hội luôn chuyển động như hiện tại, tính cách hướng ngoại giúp ích rất nhiều cho bạn. Nhiều người cho rằng với tính cách chủ động và khả năng thu hút sự chú ý, những người hướng ngoại đều là những networker bẩm sinh. Nhưng sự thật có đúng là như vậy?
Không thể phủ nhận rằng tất cả người hướng ngoại đều có lợi thế hơn trong networking với tính cách dễ hòa đồng và chủ động của họ. Nhưng networking là cái gì đó sâu hơn là nói chuyện xã giao.
Chính vì vậy, sự dễ “hợp vibe” của người hướng ngoại bước đầu là lợi thế để có được “lượng” mối quan hệ dồi dào. Tuy nhiên, không phải người hướng ngoại nào cũng làm tốt và không phải cứ nhiều mối quan hệ thì bạn sẽ thắng.
Người hướng nội khác với người mắc social phobia. Họ đơn giản là có hướng kiệm lời và thiêng về chiều sâu của cuộc đối thoại hơn là các cuộc nói chuyện xã giao, khiến người hướng nội thường nghĩ rằng họ không giỏi networking. Tuy nhiên, cần hiểu rằng việc có được về số lượng các mối quan hệ thì khá dễ nhưng chất lượng thì khó hơn rất nhiều. Do đó sự nhạy cảm vốn có của người hướng nội sẽ là ưu thế nội tại để họ dễ thở hơn khi trò chuyện.
Có thể thấy, networking của người hướng nội thường chú trọng vào chất lượng hơn số lượng. Tuy nhiên, mạng lưới quan hệ của họ có thể sâu nhưng không đủ rộng để tạo lợi thế trong sự nghiệp.
Nhìn chung, theo chuyên gia truyền thông Shane Michael Hatton thì việc là một người hướng nội hay hướng ngoại thực chất không ảnh hưởng đến khả năng kết nối và mở rộng các mối quan hệ. Bạn hoàn toàn có thể biến networking thành một cơ hội thay vì trở ngại nếu biết cách khai phá sức mạnh riêng của mình.
"Tiên trách kỷ, hậu trách nhân". Nếu đồng nghiệp bạn tránh né khi bạn “sấn tới” để “networking”, bạn nên xem xét 5 lỗi giao tiếp sau:
Đây là lỗi mà rất nhiều bạn mắc phải. Chúng ta thưởng có xu hướng kể về những khó khăn của mình để đòi hỏi một sự đồng cảm của người khác vì điều đó sẽ làm “Cảm xúc” của chúng ta cảm thấy được vỗ về.
Việc bản chia sẻ quá nhiều về bản thân sẽ khiến người khác chỉ thấy bạn kém duyên vì những gì bạn nói ra có thể họ không hiểu và cũng không thực sự quan tâm.
Để có thể khách quan, hãy thử tự hỏi:
Có rất nhiều dấu hiệu để bạn nhận biết cuộc trò chuyện không được trôi chảy. Điển hình như bạn và đối phương sẽ có những “hành động thừa thãi”, lúng túng hoặc có những câu nói “nhạt nhẽo” mà bạn hoặc người kia chỉ đang “cố” để tiếp tục cuộc trò chuyện. Kết quả là cả 2 không bao giờ trò chuyện được câu nào đủ sâu.
Hành động nhìn điện thoại có thể là cách để tránh giao tiếp xã hội khi cảm thấy bối rối, hoặc khi mất hứng thú với câu chuyện. Đôi khi, chúng ta kiểm tra điện thoại không nhằm tổn thương người khác, nhưng điều này vẫn có thể khiến họ cảm thấy không được tôn trọng. Dù với lý do gì, hành động này vẫn làm người khác suy nghĩ và có thể gây mất thiện cảm.
Chỉ tay vào mặt người khác là hành động thô lỗ, dễ khiến người bị chỉ cảm thấy bị buộc tội hoặc xúc phạm. Ví dụ, nếu một đồng nghiệp chỉ tay vào bạn và yêu cầu bạn phát biểu, bạn sẽ cảm thấy như bị tấn công và không được tôn trọng.
Chỉ tay mang hàm ý buộc tội và xem người khác như đối tượng tình nghi. Hành động này bị xem là thô lỗ trong hầu hết mọi nền văn hóa và nên tránh trong giao tiếp hàng ngày.
Hãy nhớ rằng: “Khi giơ tay 1 ngón chỉ trích người đối diện, hãy nhớ 3 ngón tay kia đang hướng về phía ta”.
Dù bạn đang bắt đầu xây dựng mạng lưới từ đầu hay đã có một số mối quan hệ, kỹ năng networking luôn cần được “up-to-date”. Dưới đây là một số cách giúp bạn nâng cấp kỹ năng kết nối của bạn:
Kết nối là một sự trao đổi hai chiều mà trong đó cả hai người đều phải “cho” đi. Do đó, để xây dựng mạng lưới hiệu quả, bạn cần xem xét những gì bạn có thể đem lại cho người khác. Điều này có thể là kiến thức, kỹ năng, sự hỗ trợ hoặc cơ hội. Tuy nhiên, không nhất thiết bạn “có gì cho hết”, bạn cũng cần thiết lập giới hạn cho bản thân.
Hiểu rõ về những gì mình có thể cung cấp và những giới hạn của bản thân sẽ giúp bạn tự tin hơn trong việc kết nối. Khi cảm thấy thoải mái, bạn dễ dàng xây dựng lòng tin với người khác.
Nếu bạn đang tìm việc, đừng vội vàng hỏi mọi người xem họ có tuyển dụng hay không. Việc chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân có thể khiến người khác cảm thấy không thoải mái. Thay vì vậy, hãy đặt ra những mục tiêu kết nối lớn hơn bản thân để tránh trở nên tự ti hoặc đòi hỏi.
Những mục tiêu đúng đắn có thể là học hỏi, đóng góp cho lĩnh vực đó hoặc bất kỳ điều gì khác. Dù là gì đi nữa, việc có một mục đích cao hơn sẽ giúp bạn không quá tập trung vào bản thân.
Hãy nhớ rằng, những mối quan hệ bạn xây dựng hôm nay có thể hữu ích trong 2,3 hoặc thậm chí 10 năm tới.
Để đạt được mục tiêu networking, bạn cần có sự chuẩn bị kỹ càng. Nếu biết trước đối tượng, hãy tìm hiểu về họ và công ty để thu hút sự chú ý. Trong các sự kiện lớn, hãy trau dồi kiến thức về nhiều lĩnh vực để ‘nhập cuộc” tốt với mọi chủ đề.
Đặc biệt đối với vị trí, Business Development, các bạn cần chuẩn bị sẵn các chủ đề trò chuyện như: lĩnh vực hoạt động, vị trí công việc, những vấn đề họ cần giải quyết, và lý do họ tham gia sự kiện. Thêm vào đó, đừng ngần ngại chủ động đề nghị giúp đỡ sẽ làm đối phương chú ý và “để mắt” đến bạn. Từ đón, bạn sẽ có cơ hội nhiều hơn để tiếp xúc và thân thiết hơn với đối tượng tiềm năng.
Đôi khi, điều bạn cần làm là không làm gì cả. Không khí cuộc trò chuyện cần có sự tự nhiên và vui vẻ nhất định. Khi bạn tiếp cận với một mục đích lợi dụng, bạn sẽ toả ra nguồn năng lượng tiêu cực.
Do đó, để tránh “mất cả chì lẫn chài”, hãy tiếp cận và bắt đầu cuộc trò chuyện một cách thoải mái và chân thành. Khi bạn thực sự quan tâm đến người khác mà không có động cơ ẩn giấu, sự kết nối sẽ trở nên mạnh mẽ và bền vững hơn.
Kết nối là về việc xây dựng mối quan hệ, nhưng không phải mối quan hệ nào cũng trở nên thân thiết sau một lần gặp mặt. Việc chọn người để tiếp tục liên lạc giúp bạn tạo ra những kết nối sâu sắc hơn.
Đừng trở thành một scammer và chỉ chọn những người có chức vụ cao. Hãy nhớ những người có sở thích chung với bạn và mời họ đi uống cà phê hoặc trò chuyện trực tuyến để xây dựng mối quan hệ là điều nên làm.
Bất kỳ nhà ngoại giao chuyên nghiệp nào cũng sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc follow up. Có một tips là sau khi kết thúc một cuộc trò chuyện và trước khi bắt đầu một cuộc trò chuyện khác, bạn nên dành vài phút để ghi chép những đặc điểm đáng nhớ của một người vào sau danh thiếp của họ.
Sau đó không nên đợi quá lâu mà hãy liên hệ lại ngay ngày hôm sau khi mối quan hệ vẫn còn "nóng". Tuy nhiên, không nên kỳ vọng họ sẽ làm gì đó cho mình mà chỉ đơn giản là tìm hiểu thêm về nhân vật đó. Tùy vào mức độ thân thiết, bạn có thể duy trì mối quan hệ qua các hình thức kết nối 1-1 trực tiếp hay tương tác trên mạng xã hội, email.
Và nhớ rằng chỉ khi được xây dựng trên những giá trị tương quan, mối quan hệ của bạn sẽ vững bền.
Nếu bạn đi vào thang máy, gặp một ai đó, và chỉ có khoảng 25-30 giây để giới thiệu về bản thân, bạn sẽ nói gì?
Tình huống này giống như một cơ hội “ngàn vàng” để bạn thể hiện kỹ năng networking của mình. Vì thế, nhiệm vụ của bạn trước khi tham gia các sự kiện networking là chuẩn bị một bài nói ngắn giới thiệu tên, chức vụ, công ty và những điểm mạnh của bản thân thật ngắn gọn, dễ nhớ và thú vị.
Tuy nhiên, còn có một tips giúp bạn nắm bắt tâm lý hay phong cách giao tiếp của đối phương, đó là nhận định kiểu người, kiểu tính cách của họ. Theo mô hình DISC, nếu:
Networking không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là một nghệ thuật cần được trau dồi liên tục, đặc biệt là khi bạn đã gia nhập thị trường lao động. Dù bạn là ai, hoạt động trong lĩnh vực nào, tracnghiemtinhcach.vn tin rằng khi bạn đã hiểu chính mình thông qua bài test DISC, bạn sẽ phát triển hơn nữa trên con đường sự nghiệp của mình.
Hãy theo dõi tracnghiemtinhcach.vn để biết thêm về bài test DISC và cách ứng dụng nó trong việc chọn ngành, chọn nghề và quản lý đội ngũ cũng như nâng cấp kỹ năng networking của mình nhé!