bookmark

Table of content

Gap year là gì? Tại sao các bạn trẻ ai cũng thích “một năm học không cần giấy bút”?

Gap year là gì? Khám phá lý do tại sao nhiều bạn trẻ chọn "gap year" - lùi một bước để tiến hai bước trong sự nghiệp.

Gap year là gì? Tại sao các bạn trẻ ai cũng thích “một năm học không cần giấy bút”?

Jul. 31, 2024, 11:16 AM

By Admin

Gap year là gì? Tại sao Gen Z thích "năm trống".

Chắc hẳn ai cũng biết câu chuyện tuổi thơ Rùa và Thỏ. Nhanh như thỏ hay chậm như rùa, đó còn phụ thuộc vào phong cách sống của mỗi người. Nhiều sĩ tử, dân công sở hiện nay vẫn băn khoăn “Mình có nên Gap year không nhỉ?”. Mà Gap year chính là một cách sống chậm, đi ngược với số đông. Đừng lo vì bài viết dưới đây sẽ trả lời mọi thắc mắc của các bạn về Gap year. 

Gap year là gì?

Gap year hiểu đơn giản là khoảng thời gian không đi học hay không làm bất kỳ công việc cụ thể nào. Hình thức này phổ biến ở Châu Âu và Châu Mỹ từ những năm 1960 nhưng bắt nguồn trước đó từ phong trào sau thế chiến thứ II khi nhiều học sinh Đức được đưa sang Mỹ để hàn gắn quan hệ sau chiến tranh. 

Ở Việt Nam, gap year được biết đến như “một năm nghỉ giữa hiệp”, thể hiện cho phong cách sống chậm không chỉ dành cho sinh viên mà còn cho những người đi làm muốn “rẽ hướng.” 

Tại sao các bạn trẻ hay “gap year”?

Một số lý do phổ biến khiến các bạn Gen Z chọn "gap year" bao gồm việc cảm thấy quá tải với áp lực công việc và học tập, cũng như chịu áp lực từ đồng trang lứa.

Do “quá tải” công việc (burn out) 

Cuộc sống học đường hiện đại như một cuộc đua không ngừng nghỉ. Áp lực thi cử, điểm số cao, kỳ vọng vào một trường đại học danh tiếng đè nặng lên đôi vai của biết bao bạn trẻ. Cảm giác căng thẳng, mệt mỏi, thậm chí là tuyệt vọng, burn out luôn thường trực. "Gap year" chính là một nút "reset" giúp các bạn trẻ tạm dừng cuộc đua, lấy lại năng lượng và tìm lại niềm vui trong cuộc sống.

Do áp lực đồng trang lứa (peer pressure) 

Trong thời đại mạng xã hội phát triển, các bạn trẻ thường xuyên tiếp xúc với hình ảnh cuộc sống hào nhoáng của người khác. Áp lực so sánh bản thân với bạn bè (peer pressure) khiến nhiều người cảm thấy tự ti, lo lắng và luôn cố gắng theo đuổi những xu hướng mới nhất.

Các áp lực tiêu cực này ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc thực tế. Để biến áp lực thành động lực và dừng lại mọi suy nghĩ không đáng này, nhiều bạn trẻ áp dụng Gap year như một phương pháp hữu hiệu nhất. 

Do chưa định hướng được nghề nghiệp 

Chúng ta luôn ở trong guồng quay của công việc: đi học, đi làm, về nhà, kiệt sức (burn out) và ngủ thiếp đi, hôm sau lại lặp lại giống như vậy. Ba năm rưỡi đại học, hai năm ra trường và nhiều năm đi làm, vòng xoay cứ liên tục diễn ra. 

Chúng ta chạy theo công việc, theo đồng tiền mà quên mất rằng cuộc sống còn nhiều điều ý nghĩa hơn. Theo báo cáo của American Gap Association, 80% sinh viên cảm thấy gap year giúp họ hiểu rõ hơn về bản thân và định hướng nghề nghiệp. Do đó, ý nghĩ dừng lại để hiểu mình và xác định lại con đường mình đang đi sẽ luôn nhen nhóm trong tâm trí mỗi bạn trẻ. 

Mùa “gap year” lý tưởng của Gen Z 

Gap year là gì? Mùa nào Gen Z hay sử dụng "năm trống?

Không có quy tắc cứng nhắc về thời điểm tham gia gap year, nhưng có những khoảng thời gian thích hợp để các bạn trẻ nói riêng và mọi người nói chung có một “khoảng nghỉ chất lượng”: 

Sau trung học phổ thông 

Sau khi tốt nghiệp trung học, các bạn trẻ vừa hoàn thành một chặng đường học tập căng thẳng và cần thời gian để nghỉ ngơi, khám phá bản thân. Đây là giai đoạn chuyển tiếp quan trọng trước khi bước vào đại học, cho phép họ xác định rõ hơn về ngành học và sự nghiệp tương lai.

Trong thời gian học đại học 

Giữa những năm học đại học, nhiều sinh viên nhận ra ngành học hiện tại không phù hợp hoặc cần thêm thời gian để xác định lại mục tiêu nghề nghiệp. Gap year giúp họ trải nghiệm thực tế, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn hơn về con đường học tập và nghề nghiệp.

Sau khi tốt nghiệp đại học 

Khi vừa tốt nghiệp đại học, nhiều bạn trẻ vẫn chưa chắc chắn về con đường sự nghiệp mình muốn theo đuổi. Một gap year sau khi tốt nghiệp giúp họ có thời gian để du lịch, học thêm các kỹ năng mới hoặc tham gia các dự án xã hội. Thời gian này không chỉ giúp họ mở rộng tầm nhìn và phát triển cá nhân, mà còn cải thiện hồ sơ xin việc, giúp họ chuẩn bị tốt hơn cho công việc chuyên nghiệp sau này. 

“Gap year” thì Gen Z làm gì, đi đâu?

Có rất nhiều hoạt động để bạn “nâng cấp bản thân”, điển hình như:   

“Xách ba lô lên và đi” khám phá vùng đất mới 

Bạn đã bao giờ mơ ước được tự do khám phá những vùng đất mới hay đi phượt từ Nam ra Bắc, mọi miền Tổ quốc Việt Nam? 

Gap year chính là cơ hội hoàn hảo để biến ước mơ đó thành hiện thực. Với một chiếc ba lô trên vai, bạn có thể tự do khám phá những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, thưởng thức ẩm thực địa phương, và giao lưu với những người dân bản địa. 

Thử sức với một lĩnh vực khác 

Chắc hẳn ai cũng muốn thử sức kinh doanh. Có cho mình một trải nghiệm hoặc start-up với một số vốn cũng là một ý tưởng hay và “điên rồ” mà bạn có thể thử. Gap year là cơ hội để bạn trải nghiệm những công việc mới lạ và khám phá những khả năng tiềm ẩn của bản thân. 

Trở thành một tình nguyện viên 

Tham gia các hoạt động tình nguyện là một trong những cách tuyệt vời để dành thời gian gap year. Bạn có thể tham gia vào các tổ chức phi chính phủ, làm việc tại các trung tâm cộng đồng, hoặc tham gia các dự án xã hội. Hoạt động tình nguyện không chỉ giúp bạn đóng góp cho cộng đồng mà còn mang lại những trải nghiệm sâu sắc, rèn luyện kỹ năng giao tiếp và quản lý thời gian.

Về quê healing “nuôi cá và trồng thêm rau” 

Nhiều bạn trẻ chọn về quê hoặc những nơi yên tĩnh để thư giãn và "healing" trong khoảng thời gian gap year. Việc sống gần gũi với thiên nhiên, tham gia vào các hoạt động nông nghiệp như nuôi cá, trồng rau giúp bạn tái tạo năng lượng, giảm căng thẳng và tìm lại sự cân bằng trong cuộc sống.

Chúng ta đạt được gì sau “gap year”? 

Chúng ta đạt được gì sau “gap year”

Gap year không phải là trốn tránh hay lười biếng, mà là cơ hội để các bạn trẻ phát triển toàn diện. Quyết định dành một năm để trải nghiệm cuộc sống và khám phá bản thân mang lại rất nhiều lợi ích lâu dài: 

Hiểu bản thân và trưởng thành hơn 

Gap year giúp bạn có thời gian để suy nghĩ về những gì mình thực sự muốn trong cuộc sống. Khi đối mặt với những thử thách mới và sống trong các môi trường khác nhau, bạn sẽ hiểu rõ hơn về bản thân, từ đó trưởng thành hơn và định hình rõ ràng hơn về mục tiêu và giá trị cá nhân.

Mở rộng mối quan hệ (networking) 

Trong suốt gap year, bạn sẽ gặp gỡ rất nhiều người từ các nền văn hóa và lĩnh vực khác nhau. Việc xây dựng và mở rộng mạng lưới quan hệ không chỉ mang lại những người bạn mới mà còn có thể là các mối quan hệ hữu ích cho sự nghiệp tương lai. Networking là một kỹ năng quan trọng giúp bạn tiếp cận được nhiều cơ hội nghề nghiệp và phát triển bản thân.

Có thêm “kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm” 

Gap year là thời gian để bạn học hỏi và tích lũy kiến thức từ những trải nghiệm thực tế. Dù bạn đi du lịch, làm việc hay tham gia tình nguyện, những kiến thức và kinh nghiệm này sẽ giúp bạn phát triển kỹ năng mềm, mở rộng tầm nhìn và nâng cao hiểu biết về thế giới.

Bản lĩnh hơn trong công việc 

Những thử thách và trải nghiệm trong gap year giúp bạn trở nên kiên cường và tự tin hơn. Theo khảo sát của Gap Year Association, 95% sinh viên sau gap year cảm thấy họ được chuẩn bị tốt hơn cho bước tiếp theo trong sự nghiệp hoặc học tập​

Khi quay trở lại học tập hoặc bước vào môi trường làm việc, bạn sẽ có khả năng giải quyết vấn đề tốt hơn và dễ dàng thích nghi với các thay đổi. Điều này làm bạn nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng và giúp bạn tiến xa hơn trong sự nghiệp.

Và mất gì khi “gap year” không đúng cách?

Dù gap year mang lại nhiều lợi ích, nhưng nếu không lên kế hoạch kỹ lưỡng, bạn có thể gặp phải những rủi ro không mong muốn: 

Mất tiền và rủi ro bị “cháy túi” 

Gap year có thể trở thành "khoảng thời gian đắt đỏ" nếu bạn không quản lý tài chính tốt. Chi phí du lịch, ăn ở, và tham gia các hoạt động có thể dễ dàng vượt quá ngân sách dự tính. Nếu không lên kế hoạch và tiết kiệm đúng cách, bạn có thể rơi vào tình trạng "cháy túi" và phải cầu cứu bố mẹ.

Mất động lực để bắt đầu lại 

Sau một năm tận hưởng tự do và phiêu lưu, việc quay lại nhịp sống học tập hoặc làm việc có thể trở nên khó khăn. Nhiều người trẻ cảm thấy mất động lực và khó khăn trong việc điều chỉnh lại thói quen hàng ngày. Việc này có thể ảnh hưởng đến hiệu suất học tập hoặc công việc khi trở lại.

Mất tinh thần vì bị áp lực từ người thân

Gia đình và bạn bè đôi khi không hiểu được giá trị của gap year và có thể gây áp lực, khiến bạn cảm thấy căng thẳng và mất tinh thần. Họ có thể lo lắng về việc bạn "đi hoang" một năm, không tập trung vào học tập hay sự nghiệp. Điều này có thể làm bạn cảm thấy bối rối và khó chịu.

Cần làm gì để “gap year” thật chất lượng? 

Cần làm gì để “gap year” thật chất lượng?

Gap year không phải chỉ là việc xách ba lô lên và đi, mà cần phải được chuẩn bị kỹ càng để mang lại những trải nghiệm đáng giá nhất. Dưới đây là một số bước giúp bạn có một gap year thật chất lượng:

Định vị lại bản thân mình

Trước hết, hãy dành thời gian để hiểu rõ về bản thân. Bạn thích gì, đam mê gì, và muốn đạt được điều gì sau gap year? Đây là cơ hội để bạn tự hỏi mình những câu hỏi sâu sắc và khám phá những điều mà thường ngày bạn không có thời gian để suy ngẫm.

Để định hình rõ hơn về tính cách và con đường sự nghiệp của mình, bạn có thể sử dụng bài test DISC. Bài test này giúp bạn nhận diện các đặc điểm cá nhân quan trọng. Hiểu rõ mình là người hướng nội hay hướng ngoại, thích làm việc nhóm hay độc lập, giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lập kế hoạch cho tương lai và lựa chọn những hoạt động phù hợp trong suốt thời gian gap year.

Xác định mục tiêu của “gap year” 

Đừng để gap year trở thành khoảng thời gian vô nghĩa. Hãy đặt ra mục tiêu rõ ràng cho năm nghỉ của mình. Muốn học thêm ngôn ngữ mới, thử thách bản thân trong một công việc khác, hay đơn giản là đi du lịch khắp thế giới? Mục tiêu càng rõ ràng, bạn càng dễ dàng lên kế hoạch và đạt được những thành tựu mong muốn.

Lên kế hoạch chỉnh chu 

Hãy lên một lịch trình cụ thể cho gap year của bạn, bao gồm các hoạt động, địa điểm muốn đến và những điều cần làm. Đừng quên chuẩn bị các giấy tờ cần thiết, như hộ chiếu, visa, và bảo hiểm du lịch. Lên kế hoạch kỹ càng sẽ giúp bạn tránh được những rắc rối không mong muốn và tận hưởng thời gian gap year một cách trọn vẹn.

Không ngần ngại trao đổi với gia đình

Gia đình bạn có thể lo lắng khi bạn quyết định dành một năm để đi phiêu lưu. Hãy trò chuyện với họ, chia sẻ kế hoạch và mục tiêu của bạn. Sự ủng hộ và hiểu biết của gia đình sẽ giúp bạn tự tin hơn và có nguồn động lực lớn trong hành trình của mình.

Thiết lập ngân sách - quỹ dự phòng

Tiền bạc luôn là vấn đề quan trọng. Hãy lập một ngân sách chi tiết cho gap year của bạn, bao gồm chi phí ăn uống, đi lại, lưu trú và các hoạt động. Đừng quên dành ra một khoản quỹ dự phòng cho những tình huống bất ngờ. Quản lý tài chính tốt sẽ giúp bạn tránh được tình trạng "cháy túi" và tận hưởng gap year một cách thoải mái hơn.

Luôn có sẵn “plan B” 

Dù bạn đã lên kế hoạch chi tiết thế nào, cuộc sống luôn có thể mang đến những bất ngờ. Hãy chuẩn bị sẵn một kế hoạch dự phòng trong trường hợp mọi thứ không diễn ra như dự định. "Cẩn tắc vô áy náy," có một “plan B” sẽ giúp bạn không bị hoảng loạn và có thể nhanh chóng thích nghi với tình huống mới.

Lời kết 

Gap year không chỉ là khoảng thời gian nghỉ ngơi, mà còn là cơ hội để các bạn trẻ phát triển toàn diện. Với kế hoạch và mục tiêu rõ ràng, gap year có thể mang lại nhiều lợi ích lâu dài cho bản thân và sự nghiệp. 

Để hành trình gap year của bạn trở nên ý nghĩa và chất lượng hơn, hãy để tracnghiemtinhcac.vn đồng hành cùng bạn qua bài test DISC nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân và xây dựng kế hoạch phù hợp nhất.

messenger