bookmark

Table of content

Scammer là gì? Cảnh giác trước hàng vạn “mê cung lừa đảo” thời đại số

Scammer là gì? Liệu bạn có đang bị theo dõi, lừa đảo mà bạn không biết?

Scammer là gì? Cảnh giác trước hàng vạn “mê cung lừa đảo” thời đại số

Jul. 11, 2024, 2:16 PM

Nếu làm giàu, có được tình yêu tốt, có cuộc sống rủng rỉnh dễ như vậy thì người viết đã không ngồi đây. Scammer hay hành vi lừa đảo lúc nào cũng “rình rập” để làm hại chúng ta. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp toàn bộ kiến thức về scammer để giúp bạn tránh “tiền mất tật mang”. 

Scammer là gì? 

Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, thuật ngữ "scammer" đã trở nên phổ biến và quen thuộc. Vậy scammer là gì? 

Khái niệm Scammer

Theo định nghĩa của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), scammer là những cá nhân hoặc nhóm người sử dụng thủ đoạn gian lận để lừa đảo người khác nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc thông tin nhạy cảm. Nói cách khác, họ là những kẻ lừa đảo chuyên nghiệp có kỹ năng dẫn dắt, đánh cắp thuần thục. Các scammer thời công nghệ số hiện nay thường sử dụng các phương thức tấn công như: 

  • Phishing: Gửi email giả mạo từ các tổ chức uy tín để lừa người nhận cung cấp thông tin cá nhân hoặc nhấp vào liên kết độc hại.
  • Vishing: Gọi điện thoại giả danh nhân viên ngân hàng hoặc hỗ trợ kỹ thuật để yêu cầu thông tin cá nhân hoặc tài chính.
  • Smishing: Gửi tin nhắn văn bản giả mạo, yêu cầu người nhận nhấp vào liên kết hoặc cung cấp thông tin cá nhân.
  • Deepfake: Sử dụng công nghệ AI để tạo video hoặc âm thanh giả mạo, khiến nạn nhân tin vào những điều không có thật.
  • Ransomware: Mã hóa dữ liệu của nạn nhân và yêu cầu tiền chuộc để giải mã.

Tâm lý của một “bậc thầy Scammer”

Lừa dối và thao túng hay gaslighting là những kỹ thuật tâm lý mà scammers sử dụng để thuyết phục nạn nhân rằng họ đang tham gia vào một giao dịch hợp pháp hoặc có lợi. Các nghiên cứu tâm lý về lừa dối đã chỉ ra rằng những kẻ lừa đảo thường có khả năng đọc và kiểm soát cảm xúc của người khác rất tốt.

Do đó, các nhà tâm lý học nhận định rằng các Scammers hầu hết đều có có xu hướng Machiavellianism (lừa dối). Đây là một trong những tính cách nhằm trong "The dark triad - Tam Đại Ác” sau hai tính cách Psychopathy (lừa dối) và Narcissism (ái kỷ). Machiavellianism (lừa dối) chỉ những người sẽ thao túng người khác cho đến khi đạt được mục đích. Những người này đề cao tiền bạc hơn các mối quan hệ, đồng thời họ cũng không thấy có lỗi khi lừa người khác.

Đừng nhầm lẫn giữa Scammers và Stalker 

Các bạn Gen Z thường sẽ thấy thuật ngữ“Stalker” thân thuộc hơn, tuy nhiên, cả “scammers” và “stalkers” đều liên quan đến những hành vi tiêu cực trên internet và ngoài đời thực, nhưng chúng khác nhau về mục tiêu, phương pháp và hệ quả. Hiểu một cách đơn giản hơn, bạn chỉ cần nắm rõ các đặc điểm sau của hai hành vi này: 

  • Scammers: Mục tiêu chính là chiếm đoạt tài sản và thông tin cá nhân của nạn nhân.
  • Stalker: Ngược lại, stalkers tập trung vào việc kiểm soát và quấy rối nạn nhân vì lý do cá nhân hoặc tâm lý nhằm gây sợ hãi, căng thẳng và làm phiền cuộc sống của nạn nhân.

Sự phát triển của scammer ngày nay 

Bạn có nhớ những ngày trước đây khi chỉ cần lo lắng về những email lạ lùng yêu cầu bạn cung cấp thông tin ngân hàng? Giờ đây, các scammer không chỉ dừng lại ở đó. Chúng đã phát triển và trở nên tinh vi hơn bao giờ hết nhờ vào công nghệ hiện đại.

Tinh vi hơn vì có công nghệ “chống lưng” 

Với sự phát triển của công nghệ, Internet và mạng xã hội đã trở thành mảnh đất màu mỡ để các scammer hoành hành, với nhiều chiến thuật lừa đảo đa dạng và phức tạp. Các tổ chức như Trung tâm Khiếu nại Tội phạm Internet (Internet Crime Complaint Center - IC3) của FBI liên tục cảnh báo về các loại hình lừa đảo mới xuất hiện trên không gian mạng.

Ngày nay, các scammer có thể dễ dàng tiếp cận sử dụng công nghệ cao như deepfake, phishing, và ransomware để thực hiện hành vi lừa đảo. Theo báo cáo của APWG, số lượng các vụ tấn công phishing đã tăng đột biến trong những năm gần đây, cho thấy mức độ nguy hiểm và phổ biến của các vụ lừa đảo trực tuyến.

 

Vụ “The Tinder Swindler”

Một trong những vụ lừa đảo nổi tiếng là trường hợp của “soái ca lừa đảo” trên Tinder. Núp bóng "soái ca" con nhà tài phiệt kim cương, Simon Leviev vẽ nên câu chuyện tình lãng mạn, những buổi hẹn hò sang trọng, cùng lời hứa hẹn về cuộc sống nhung lụa hòng chiếm đoạt lòng tin của các phụ nữ trên ứng dụng hẹn hò này. 

Với những hình ảnh xa hoa Simon đã khiến nhiều chị em phụ nữ “nhẹ dạ cả tin” cho rằng anh ta thực sự giàu có và đang gặp vấn đề khẩn cấp cần tiền. Kết quả là, nhiều phụ nữ đã gửi hàng trăm nghìn đô la cho anh ta, chỉ để nhận ra rằng họ đã bị lừa. Vụ này nổi tiếng đến mức Netflix đã chuyển thể thành bộ phim tài liệu "The Tinder Swindler". 

Vụ lừa đảo công nghệ “OneCoin”

Một vụ lừa đảo khác cũng đình đám không kém là vụ OneCoin. Ruja Ignatova, hay còn được gọi là "Cryptoqueen," đã quảng bá OneCoin như một loại tiền điện tử đột phá, hứa hẹn sẽ vượt mặt Bitcoin. 

Cô ta tổ chức các buổi hội thảo hoành tráng, khiến nhiều người tin vào viễn cảnh lợi nhuận khổng lồ. Nhưng thực tế, OneCoin chỉ là một mô hình Ponzi không có blockchain thực sự. Hàng triệu người từ khắp nơi trên thế giới đã đầu tư hàng tỷ đô la và rồi mất trắng khi vụ việc bị phanh phui. Ruja biến mất cùng với số tiền khổng lồ, để lại hàng nghìn nạn nhân hoang mang. 

Các vụ lừa đảo trên là một bài học xương máu về việc phải luôn thận trọng và tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi đầu tư vào tiền điện tử và đôi khi chiếc bẫy “đau khổ” nhất lại là chiếc bẫy có vẻ“ngọt ngào nhất”. Còn bạn, bạn nghĩ liệu bạn có đủ tỉnh táo để không vướng phải bất kỳ chiếc bẫy nào? Do đó, hãy tìm hiểu cách nhận diện scammer chuẩn xác nhất ngay duới đây. 

Nhận diện các scammer 

Các scammer thường sử dụng nhiều mánh khóe để lừa đảo, đế tránh “tiền mất tật mang” thì việc nhận diện những hành vi này là bước đầu tiên để bảo vệ bản thân. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến mà bạn cần chú ý:

“Lật tẩy” mánh khóe của các scammer 

Hành vi mờ ám

Bạn có bao giờ nhận được email hay tin nhắn giục giã, hối thúc thực hiện một hành động nào đó với lý do "khẩn cấp"? Cẩn thận, đây chính là "mồi nhử" phổ biến của các scammer. Theo báo cáo của FBI, các tình huống khẩn cấp giả mạo này thường đánh lừa được 32% người dùng internet. Nếu bạn gặp phải những người có hành vi kỳ lạ hoặc không minh bạch, hãy cẩn trọng và kiểm tra kỹ lưỡng trước khi tin tưởng họ. 

Thường xuyên yêu cầu thông tin nhạy cảm

Một dấu hiệu rõ ràng nhất của scammer là họ thường xuyên yêu cầu bạn cung cấp thông tin nhạy cảm như số thẻ tín dụng, mật khẩu, mã OTP, hay thông tin cá nhân khác. Họ có thể giả danh là các tổ chức uy tín như ngân hàng, công ty dịch vụ, hoặc cơ quan chính phủ để lấy lòng tin của bạn. Hãy nhớ rằng, các tổ chức uy tín không bao giờ yêu cầu bạn cung cấp thông tin cá nhân qua email, tin nhắn hoặc cuộc gọi điện thoại không chính thức.

Cách tiếp cận bất thường

Scammer thường tiếp cận nạn nhân qua các kênh không chính thống như email lạ, tin nhắn bất ngờ, hoặc cuộc gọi điện thoại không mong muốn. Họ có thể giả vờ là người quen, nhân viên của các tổ chức uy tín, hoặc thậm chí là người thân để đánh lừa bạn. 

Sử dụng kỹ thuật social engineering

Scammer sử dụng kỹ thuật tâm lý để thao túng nạn nhân, khiến họ tin tưởng và cung cấp thông tin hoặc thực hiện hành động mà họ không nên làm. Kỹ thuật này bao gồm các phương pháp như:

  • Pretexting: Scammer tạo ra một câu chuyện giả để lấy thông tin từ nạn nhân. Ví dụ, họ có thể giả danh là nhân viên hỗ trợ kỹ thuật và yêu cầu bạn cung cấp mật khẩu để “khắc phục sự cố”.
  • Phishing: Scammer gửi email hoặc tin nhắn giả mạo từ các tổ chức uy tín để lừa bạn cung cấp thông tin cá nhân.
  • Baiting: Scammer cung cấp một thứ gì đó hấp dẫn, chẳng hạn như phần mềm miễn phí, nhưng thực chất chứa phần mềm độc hại.
  • Tailgating: Scammer theo chân nhân viên vào khu vực an ninh bằng cách giả vờ là một nhân viên khác hoặc một người đáng tin cậy.
  • Quid Pro Quo: Scammer hứa hẹn một lợi ích hoặc dịch vụ để đổi lấy thông tin cá nhân hoặc quyền truy cập.

Các loại scammer phổ biến

Ngoài các hành vi đặc trưng, các scammer cũng “chia vùng để hoạt động”. Do đó, có rất nhiều loại scammer ở mọi lĩnh vực trong cuộc sống như: 

Scammer lừa đảo tài chính

Scammers lừa đảo tài chính thường nhắm đến việc chiếm đoạt tiền bạc thông qua các hình thức đầu tư giả, giao dịch tài chính gian lận hoặc các chương trình làm giàu nhanh chóng.

Scammer lừa đảo thông tin cá nhân

Scammers lừa đảo thông tin cá nhân tìm cách đánh cắp thông tin nhạy cảm của bạn, như số thẻ tín dụng, mật khẩu, hoặc số an sinh xã hội. Họ có thể sử dụng các kỹ thuật như phishing, vishing, hoặc smishing để lừa bạn cung cấp những thông tin này, sau đó sử dụng chúng để thực hiện các hành vi gian lận tài chính hoặc bán cho các bên thứ ba.

Scammer lừa đảo về công việc 

Scammers lừa đảo về công việc thường nhắm vào những người đang tìm kiếm việc làm. Họ giả danh là nhà tuyển dụng hoặc công ty uy tín và đưa ra các cơ hội việc làm hấp dẫn. Sau đó, họ yêu cầu bạn cung cấp thông tin cá nhân hoặc trả một khoản phí để có được công việc. Những công việc này thường không tồn tại và bạn có thể mất tiền hoặc thông tin cá nhân mà không nhận được gì.

Scammer lừa đảo tình cảm

Scammers lừa đảo tình cảm thường nhắm vào những người đang tìm kiếm tình yêu hoặc bạn bè trên các ứng dụng hẹn hò hoặc mạng xã hội. Họ xây dựng mối quan hệ tình cảm với nạn nhân, sau đó tạo ra các tình huống khẩn cấp và yêu cầu tiền bạc hoặc thông tin cá nhân.

Những đối tượng mà Scammer yêu thích 

Scammers thường nhắm vào những nhóm người dễ bị lừa gạt hoặc thiếu kinh nghiệm trong việc bảo vệ thông tin cá nhân và tài sản của mình. Dưới đây là những đối tượng mà scammers thường nhắm tới:

Học sinh, sinh viên 

Thiếu kinh nghiệm, vốn sống hạn hẹp, các bạn học sinh, sinh viên chính là "miếng đất màu mỡ" cho scammer gieo mầm lừa đảo Các bạn trẻ Gen Z dễ bị cuốn vào những lời hứa về các chương trình học bổng, việc làm thêm hấp dẫn hoặc các khoản vay học phí với lãi suất thấp. 

Do đó, Scammers có thể lợi dụng sự thiếu cảnh giác của nhóm này để đánh cắp thông tin cá nhân hoặc lừa tiền. Ví dụ, một học sinh có thể nhận được email từ một tổ chức học bổng giả mạo, yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân và trả một khoản phí nhỏ để nhận học bổng.

Người cao tuổi 

Người cao tuổi thường không quen với công nghệ hiện đại và có thể thiếu kiến thức về các chiêu trò lừa đảo trực tuyến. Scammers có thể giả danh là nhân viên ngân hàng, nhân viên chính phủ, hoặc thậm chí là người thân để lừa họ cung cấp thông tin cá nhân hoặc chuyển tiền. Các vụ lừa đảo qua điện thoại và email thường nhắm vào nhóm người này. 

Hãy cảnh giác với những cuộc gọi điện thoại "khẩn cấp" từ "cơ quan thuế", yêu cầu thanh toán khoản nợ "giả mạo" để tránh bị phạt. Nhớ rằng, không một cơ quan nhà nước nào thu thuế qua điện thoại cả!

Dân văn phòng 

Dân văn phòng thường xuyên thực hiện các giao dịch trực tuyến và quản lý nhiều thông tin nhạy cảm, khiến họ trở thành mục tiêu hấp dẫn cho các scammers. Scammers có thể gửi email giả mạo từ các đồng nghiệp hoặc đối tác kinh doanh, yêu cầu cập nhật thông tin tài khoản hoặc thanh toán các hóa đơn giả. 

Những chiêu trò này lợi dụng sự tin tưởng và tính khẩn cấp trong môi trường làm việc. Ví dụ, một nhân viên văn phòng có thể nhận được email từ "bộ phận IT" yêu cầu xác nhận thông tin đăng nhập để bảo trì hệ thống.

Người tìm kiếm việc làm

Những người đang tìm kiếm việc làm thường dễ bị lừa bởi các cơ hội việc làm hấp dẫn và đầy hứa hẹn. Scammers giả danh là nhà tuyển dụng hoặc công ty uy tín để đưa ra các đề nghị việc làm không có thật. Họ yêu cầu ứng viên cung cấp thông tin cá nhân, trả phí tuyển dụng, hoặc thậm chí là thực hiện các công việc mà không bao giờ nhận được tiền lương. 

Hậu quả của Scammer để lại to lớn như thế nào?

Mất mát tài chính

Mất mát tài chính là hậu quả nghiêm trọng và rõ ràng nhất của các vụ lừa đảo. Nạn nhân có thể mất hàng ngàn, thậm chí hàng triệu đô la. Những khoản tiền này thường không thể thu hồi, để lại hậu quả lâu dài về tài chính và tinh thần cho nạn nhân.

Rò rỉ thông tin cá nhân

Rò rỉ thông tin cá nhân là một trong những hậu quả đáng lo ngại nhất khi bị lừa đảo. Thông tin nhạy cảm như số thẻ tín dụng, số an sinh xã hội, mật khẩu và các thông tin cá nhân khác có thể bị đánh cắp và sử dụng vào các mục đích xấu như gian lận tài chính, mở tài khoản giả mạo, hoặc bán cho các bên thứ ba trên chợ đen. Điều này không chỉ gây ra thiệt hại tài chính mà còn làm tổn hại đến quyền riêng tư và an toàn cá nhân của nạn nhân.

Tổn hại danh tiếng cá nhân và doanh nghiệp

Khi thông tin cá nhân hoặc thông tin doanh nghiệp bị lộ, danh tiếng của cá nhân hoặc doanh nghiệp đó có thể bị tổn hại nghiêm trọng. Các vụ lừa đảo liên quan đến danh tiếng có thể làm mất niềm tin của khách hàng, đối tác kinh doanh và cộng đồng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp, vì danh tiếng xấu có thể dẫn đến mất khách hàng, hợp đồng và cơ hội kinh doanh.

Môi trường công sở độc hại

Khi một doanh nghiệp hoặc tổ chức bị lừa đảo, môi trường công sở có thể trở nên căng thẳng và bất an. Các nhân viên có thể mất niềm tin vào hệ thống bảo mật của công ty và cảm thấy lo lắng về việc bảo vệ thông tin cá nhân và dữ liệu công ty. Điều này có thể dẫn đến môi trường làm việc không lành mạnh, giảm năng suất lao động và tăng tỷ lệ nghỉ việc.

Cách phòng tránh Scammer hiệu quả 

Scammer có có thể xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau, dưới nhiều hình thái khác nhau. Chính vì vậy, mỗi người cần “trang bị” cho mình tâm lý và cách đối mặt với các scammers: 

“Miễn bàn chuyện” với người lạ 

Một trong những cách đơn giản nhưng hiệu quả nhất để tránh bị lừa đảo là không nói chuyện hoặc cung cấp thông tin cho người lạ, đặc biệt là qua điện thoại, email hoặc tin nhắn. Hãy cẩn trọng với các cuộc gọi, email hoặc tin nhắn từ những người bạn không biết và không bao giờ cung cấp thông tin cá nhân hoặc tài chính cho họ.

Kiểm tra kỹ lưỡng các giao dịch

Trước khi thực hiện bất kỳ giao dịch tài chính nào, hãy kiểm tra kỹ lưỡng và xác minh tính hợp pháp của nó. Điều này bao gồm việc kiểm tra các email, tin nhắn và cuộc gọi từ các tổ chức tài chính hoặc dịch vụ mà bạn đang sử dụng. Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào, hãy liên hệ trực tiếp với tổ chức đó để xác minh.

Sử dụng VPN khi kết nối Internet 

Sử dụng VPN (Mạng riêng ảo) khi kết nối Internet giúp bảo vệ thông tin cá nhân của bạn bằng cách mã hóa dữ liệu truyền tải. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn truy cập các mạng Wifi công cộng, nơi mà thông tin của bạn có thể dễ dàng bị đánh cắp.

Theo dõi và kiểm tra các giao dịch tài chính bất thường

Luôn theo dõi và kiểm tra các giao dịch tài chính của bạn để phát hiện sớm các hoạt động bất thường. Điều này bao gồm việc thường xuyên kiểm tra sao kê ngân hàng, báo cáo thẻ tín dụng và các tài khoản tài chính khác. Nếu phát hiện bất kỳ giao dịch nào không rõ ràng, hãy báo cáo ngày cho ngân hàng hoặc tổ chức tài chính của bạn.

Xây dựng văn hóa công sở lành mạnh và minh bạch

Một môi trường công sở lành mạnh và minh bạch giúp giảm thiểu rủi ro bị lừa đảo. Đảm bảo rằng tất cả các nhân viên được đào tạo về các biện pháp bảo mật và biết cách nhận diện các dấu hiệu lừa đảo. Đồng thời, khuyến khích một văn hóa làm việc minh bạch, nơi mọi người có thể dễ dàng trao đổi và báo cáo các hoạt động đáng ngờ.

Bình tĩnh, bản lĩnh khi cần 

Bình tĩnh và bản lĩnh khi đối diện với các tình huống là chìa khóa để xử lý mọi vấn đề trong cuộc sống, đặc biệt là trong việc nhận diện và đối phó với các chiêu trò lừa đảo của scammers. Hiểu rõ bản thân thông qua các công cụ như bài test tính cách DISC giúp bạn phát triển kỹ năng suy xét và đưa ra quyết định một cách tự tin và hiệu quả. 

Điển hình như nếu bạn thuộc nhóm Influence (I), với bản tính hướng ngoại, bạn thường bị thu hút bởi những lời hứa hẹn hấp dẫn. Scammers thường tạo ra các tình huống cảm xúc mạnh mẽ để lừa gạt họ. Ngoài ra, ba loại tính cách còn lại cũng bị ảnh hưởng bởi scammer theo các cách riêng.

Lời kết

Scammers là một mối đe dọa nghiêm trọng trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, với các chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi và phức tạp. Nhưng bạn hãy nhớ tracnghiemtinhcach.vn và bài trắc nghiệm tính cách DISC luôn đồng hành cùng bạn để phát huy điểm mạnh, cải thiện điểm yếu để các scammers không thể lợi dụng bạn.

puzzle-1puzzle-2
JOBS & SERVICES CONSULTING COMPANY LIMITED
Số đăng ký kinh doanh0317282875
Cấp ngày09/05/2022
Nơi cấpSở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh
Liên hệ
phone-icon(+84) 286 270 5825
email-iconadmin@tracnghiemtinhcach.vn
map-iconCăn số C-00.13, Tầng trệt, Chung cư lô C1, Số 62 đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Copyright © 2023 DiSC
messenger