bookmark

Table of content

6 phong cách lãnh đạo thịnh hành nhất hiện nay (updated 2024)

Muốn xây dựng một tổ chức thành công? Khám phá 6 phong cách lãnh đạo hàng đầu năm 2024 ngay.

6 phong cách lãnh đạo thịnh hành nhất hiện nay (updated 2024)

Sep. 20, 2024, 3:31 AM

93% lãnh đạo hàng đầu tin rằng phong cách lãnh đạo có ảnh hưởng trực tiếp đến sự gắn kết của nhân viên. Bạn có muốn trở thành một nhà lãnh đạo được mọi người yêu mến và kính trọng không?

Hãy cùng khám phá 6 phong cách lãnh đạo phổ biến nhất năm 2024 và tìm ra phong cách phù hợp để tối ưu hóa công việc và phát triển tổ chức của bạn

Phong cách lãnh đạo là gì? 

Phong cách lãnh đạo là cách mà các nhà lãnh đạo tương tác, quản lý và hướng dẫn đội ngũ của họ.Phong cách lãnh đạo không chỉ là những phương pháp giao tiếp hay ra quyết định, mà còn phản ánh giá trị và nguyên tắc cá nhân của người lãnh đạo.

Thực tế, có nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau, từ lãnh đạo dân chủ đến lãnh đạo quyền lực, mỗi phong cách đều có ảnh hưởng khác nhau đến văn hóa tổ chức và hiệu suất làm việc của nhân viên.

→ Làm ngay bài test DISC để biết phong cách làm việc của mình!

Tầm quan trọng của phong cách lãnh đạo?

Phong cách lãnh đạo là sự giao thoa giữa tính cách, kinh nghiệm và trí tuệ cảm xúc của người lãnh đạo. Xác định phong cách nào phù hợp với tổ chức là điều thiết yếu. Khi lãnh đạo nắm rõ phong cách của mình, họ có thể kiểm soát hiệu quả nhiệm vụ và tạo ra môi trường làm việc tích cực. Như Brian Tracy, tác giả cuốn sách nổi tiếng Earn What You're Really Worth, đã nói, "Lãnh đạo là khả năng gặt hái được những điều phi thường từ những con người bình thường."

Tầm quan trọng của phong cách lãnh đạo?

Theo một nghiên cứu từ Gallup, 70% nhân viên cho rằng lãnh đạo tốt là yếu tố quan trọng giúp họ làm việc hiệu quả hơn, điều này cho thấy phong cách lãnh đạo có ảnh hưởng sâu sắc đến hiệu suất làm việc. 

Phong cách lãnh đạo đúng không chỉ thúc đẩy sự phát triển mà còn nâng cao kỹ năng và phẩm chất của từng thành viên. Ngược lại, nếu phong cách lãnh đạo không phù hợp, nó sẽ cản trở sự tiến bộ, gây ra thiếu gắn kết và tinh thần hợp tác, từ đó làm giảm hiệu suất công việc. Do đó, lựa chọn phong cách lãnh đạo thích hợp là yếu tố quyết định thành công của tổ chức. 

→ Đọc thêm: 10 Ý tưởng kinh doanh an toàn và dễ sinh lời nhất năm 2024

6 loại phong cách lãnh đạo thịnh hành nhất hiện nay

Vậy có những phong cách lãnh đạo nào? Dưới đây là sáu phong cách lãnh đạo thịnh hành nhất hiện nay, cùng với đặc điểm, ứng dụng, và rủi ro của từng phong cách:

Lãnh đạo định hướng (Visionary Leadership)

Lãnh đạo định hướng (Visionary Leadership)

Lãnh đạo định hướng là phong cách tập trung vào việc phát triển một tầm nhìn rõ ràng cho tổ chức và truyền cảm hứng cho nhân viên cùng hướng tới mục tiêu chung. Lãnh đạo định hướng thường có khả năng hình dung tương lai và giúp mọi người thấy được giá trị của việc làm việc hướng đến tầm nhìn đó.

  • Các đặc điểm nổi bật: Khả năng giao tiếp xuất sắc, giúp nhân viên hiểu rõ mục tiêu lớn. Dễ tạo động lực và khơi dậy sự sáng tạo, khuyến khích nhân viên đưa ra ý tưởng mới.
  • Điểm yếu: Nếu tầm nhìn không được truyền đạt rõ ràng, nhân viên có thể cảm thấy hoang mang và không chắc chắn về hướng đi của tổ chức.
  • Môi trường phù hợp: Thích hợp cho các công ty khởi nghiệp và ngành công nghệ, nơi cần sự đổi mới và sáng tạo liên tục.

💡Bạn có biết?

Elon Musk, CEO của Tesla và SpaceX, là một lãnh đạo điển hình với phong cách này. Với tầm nhìn về năng lượng bền vững và du hành không gian. Ông luôn truyền cảm hứng cho đội ngũ để cùng thực hiện các mục tiêu đầy tham vọng.

Lãnh đạo phục vụ (Servant Leadership)

Lãnh đạo phục vụ hay còn gọi là “lãnh đạo đầy tớ” là phong cách đặt nhu cầu của nhân viên lên hàng đầu. Họ rất có uy tín trong việc thực hiện lời hứa mình. Những nhà lãnh đạo phục vụ thường lắng nghe, thấu hiểu và hỗ trợ nhân viên, giúp họ phát huy tiềm năng. 

  • Các đặc điểm nổi bật: Luôn ưu tiên phát triển và nâng cao trình độ nhân viên và xây dựng mối quan hệ bền vững (networking) nhằm gắn kết với mọi người
  • Điểm yếu: Phong cách này có thể dẫn đến thiếu quyết đoán trong những tình huống cần ra quyết định nhanh chóng, điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
  • Môi trường phù hợp: Lãnh đạo phục vụ rất phổ biến trong các tổ chức phi lợi nhuận và giáo dục, nơi giá trị con người được đặt lên hàng đầu.

Lãnh đạo quyền lực (Authoritative Leadership)

Tại sao một số nhà lãnh đạo có thể ra quyết định nhanh chóng và dứt khoát? Bởi vì họ áp dụng phong cách lãnh đạo quyền lực (Authoritative Leadership). Nhưng rất khó có lãnh đạo nào thuộc phong cách này bởi họ là những người tự đưa ra quyết định trong đa số trường hợp mà không cần hỏi ý kiến ai. 

Lãnh đạo quyền lực (Authoritative Leadership)

Khác với “Servant Leadership,” họ kiểm soát đồng đội rất kỹ và muốn người khác theo ý họ 100%. Các nhà lãnh đạo  này thường rất “đáng gờm” khi cần quyết định nhanh, thay vì tham khảo ý kiến, họ có thể tự nghĩ, tự quyết trong một khoảng thời gian ngắn. 

  • Các đặc điểm nổi bật: ra quyết định nhanh và chính xác và tạo cơ hội cho nhân viên đóng góp ý kiến
  • Điểm yếu: Nếu không cân bằng, phong cách này có thể tạo ra áp lực cho nhân viên.
  • Môi trường thích hợp: Phong cách này thường được thấy trong các tổ chức sáng tạo, nơi sự đổi mới và ý tưởng mới được đánh giá cao nhưng vẫn cần một người dẫn dắt rõ ràng.

Jack Welch, cựu CEO của General Electric, đã sử dụng phong cách quyền lực để tái cấu trúc GE, đưa công ty từ 12 tỷ USD lên 410 tỷ USD giá trị vốn hóa thị trường bằng những quyết định mạnh mẽ và tập trung vào hiệu suất.

Lãnh đạo dân chủ (Democratic Leadership)

Lãnh đạo dân chủ là một phong cách quản lý tập trung vào việc khuyến khích sự tham gia của mọi thành viên trong tổ chức vào quá trình ra quyết định. 

Khác với phong cách lãnh đạo quyền lực, quyền quyết không tập trung vào một người, mọi người đều được khuyến khích chia sẻ, động viên để đóng góp và cuối buổi sẽ có những quyết định tốt nhất, mang tính ôn hòa nhất có thể. Sự sáng tạo, sự gắn kết và tinh thần làm chủ là ba đặc tính tốt của kiểu lãnh đạo này  

Lãnh đạo dân chủ (Democratic Leadership)

Các đặc điểm nổi bật: Khuyến khích sự đóng góp ý kiến, tạo ra môi trường làm việc dân chủ và hợp tác. Ngoài ra, họ còn tập trung tạo dựng văn hóa làm việc dựa trên sự hợp tác và sáng tạo.

  • Điểm yếu: Quá trình ra quyết định có thể chậm lại do cần sự đồng thuận từ nhiều phía, đặc biệt trong các tình huống cần hành động nhanh.
  • Môi trường thích hợp: Phong cách này phù hợp với hầu hết các mô hình tổ chức.

Lãnh đạo thực hiện (Coaching Leadership)

Lãnh đạo thực hiện là phong cách tập trung vào sự phát triển của cá nhân và đội ngũ, thông qua việc hướng dẫn và đưa ra phản hồi thường xuyên. 

Nhà lãnh đạo thực hiện đóng vai trò giống như những huấn luyện viên cố vấn hay “mentor”, giúp nhân viên phát triển kỹ năng và năng lực. Khác với lãnh đạo quyền lực, lãnh đạo thực hiện không chỉ đưa ra quyết định mà còn hỗ trợ nhân viên đạt được tiềm năng tối đa của mình.

Lãnh đạo thực hiện (Coaching Leadership)
  • Các đặc điểm nổi bật: Chú trọng vào phát triển cá nhân và kỹ năng, giúp nhân viên không ngừng học hỏi. Tạo dựng mối quan hệ hỗ trợ, giúp xây dựng lòng tin giữa lãnh đạo và nhân viên.
  • Điểm yếu:
    Phong cách này có thể không mang lại kết quả ngay lập tức, vì sự phát triển cá nhân cần thời gian để thể hiện hiệu quả.
  • Môi trường thích hợp:
    Lãnh đạo thực hiện phù hợp với các tổ chức chú trọng đến phát triển nhân lực như các công ty đào tạo và tư vấn, nơi sự phát triển cá nhân là yếu tố then chốt.

💡Bạn có biết?

Một nhân vật nổi tiếng thuộc nhóm tính cách "Lãnh đạo thực hiện" là Pep Guardiola, huấn luyện viên bóng đá người Tây Ban Nha. Guardiola nổi tiếng với phong cách huấn luyện chi tiết và tập trung vào việc phát triển kỹ năng cá nhân của các cầu thủ, từ đó nâng cao hiệu suất của cả đội. Ông đã giành được nhiều thành công với các câu lạc bộ như Barcelona, Bayern Munich và Manchester City. 

Lãnh đạo tự do (Laissez-Faire Leadership)

Lãnh đạo tự do là phong cách trao quyền cho nhân viên để họ tự quyết định và quản lý công việc của mình mà không có sự can thiệp từ lãnh đạo. Họ chỉ xuất hiện khi nhân viên cần họ giúp. 

Phong cách này khác biệt so với lãnh đạo quyền lực hay thực hiện, ở chỗ nhân viên được phép hoàn toàn tự do phát huy sáng tạo và chủ động trong công việc. Điều này đặc biệt phù hợp với những người có kinh nghiệm và năng lực cao, giúp họ tự quản lý và phát triển công việc theo cách của riêng mình.

Các đặc điểm nổi bật: Nhân viên có toàn quyền tự quản lý công việc, tạo không gian cho sự sáng tạo tối đa.

Điểm yếu: Thiếu sự kiểm soát có thể dẫn đến việc mất định hướng hoặc giảm hiệu quả nếu nhân viên không có đủ kỹ năng tự quản lý.

Môi trường thích hợp: Lãnh đạo tự do phù hợp với các ngành sáng tạo, nghệ thuật và nghiên cứu, nơi sự tự chủ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những ý tưởng và sản phẩm đột phá.

Trong số các phong cách lãnh đạo trên, Lãnh đạo dân chủ (Democratic Leadership) hiện đang được nhiều nhà lãnh đạo áp dụng nhất. 

Phong cách này không chỉ thúc đẩy sự tham gia của mọi thành viên mà còn tạo ra môi trường làm việc thân thiện, nơi mà ý kiến của tất cả mọi người đều được lắng nghe và đánh giá cao. Điều này đặc biệt quan trọng trong các lĩnh vực sáng tạo và công nghệ, nơi mà sự đổi mới và ý tưởng mới là yếu tố then chốt cho sự phát triển bền vững.

Cách xác định phong cách lãnh đạo phù hợp 

Bạn phân vân không biết nên theo phong cách lãnh đạo nào? Dưới đây là ba cách tiếp cận phổ biến giúp bạn lựa chọn phong cách lãnh đạo hiệu quả.

Dựa vào mô hình 5 cấp độ lãnh đạo (leadership pyramid)

Mô hình 5 cấp độ lãnh đạo của John Maxwell giúp bạn chọn phong cách lãnh đạo phù hợp dựa trên sự phát triển cá nhân và mối quan hệ với đội ngũ. Dưới đây là cách áp dụng mô hình này:

Dựa vào mô hình 5 cấp độ lãnh đạo (leadership pyramid)
  • Cấp độ 1 -vị trí (Position): Ở giai đoạn này, bạn lãnh đạo dựa trên quyền lực chức danh. Phong cách lãnh đạo quyền lực là phù hợp để ra quyết định nhanh và định hướng đội ngũ.
  • Cấp độ 2 - chấp nhận (Permission): Bạn tạo dựng mối quan hệ và sự gắn kết. lãnh đạo phục vụ giúp bạn xây dựng sự tin tưởng và hỗ trợ nhân viên phát triển.
  • Cấp độ 3 - kết quả (Production): Khi bạn đạt được kết quả thực sự cho tổ chức, lãnh đạo định hướng sẽ giúp bạn truyền cảm hứng và dẫn dắt nhóm theo tầm nhìn lớn.
  • Cấp độ 4 - phát triển nhân tài (People Development): Tập trung phát triển nhân viên và tạo ra những nhà lãnh đạo mới. Lãnh đạo thực hiện là lựa chọn phù hợp để hướng dẫn và đồng hành cùng đội ngũ.
  • Cấp độ 5 - tôn trọng (Pinnacle): Ở cấp độ cao nhất, lãnh đạo được tôn trọng và ngưỡng mộ. Lãnh đạo dân chủ giúp xây dựng văn hóa tổ chức bền vững với sự tham gia của mọi thành viên.

Để áp dụng mô hình 5 cấp độ lãnh đạo, trước tiên hãy tự đánh giá mình đang ở cấp độ nào. Dựa vào đó, chọn phong cách lãnh đạo phù hợp với giai đoạn hiện tại. Khi bạn phát triển và tiến lên cấp độ cao hơn, hãy linh hoạt thay đổi phong cách lãnh đạo để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và đội ngũ, đảm bảo sự dẫn dắt hiệu quả qua từng giai đoạn.

Dựa vào bài test tính cách DISC 

Bài kiểm tra tính cách DISC là một công cụ phổ biến giúp bạn hiểu rõ về tính cách của mình dựa trên bốn yếu tố: D-I-S-C. Mỗi yếu tố tương ứng với một phong cách lãnh đạo khác nhau.

  • Dominance (Thống trị): Phù hợp với Lãnh đạo quyền lực, nơi bạn có khả năng ra quyết định nhanh và kiểm soát tình huống.
  • Influence (Ảnh hưởng): Thích hợp với lãnh đạo dân chủ, nơi bạn khuyến khích sự tham gia và truyền cảm hứng cho đội ngũ.
  • Steadiness (Kiên định): Phù hợp với lãnh đạo phục vụ, giúp bạn xây dựng mối quan hệ bền vững và hỗ trợ nhân viên phát triển.
  • Conscientiousness (Cẩn thận): Thích hợp với lãnh đạo thực hiện, tập trung vào chất lượng, chi tiết và hiệu suất.

Cách áp dụng:
Hoàn thành bài kiểm tra DISC tại đây để xác định rõ yếu tố tính cách chủ đạo của bạn. Sau đó, chọn phong cách lãnh đạo tương ứng dựa trên kết quả bài test. Điều này giúp bạn phát triển phong cách lãnh đạo phù hợp với tính cách tự nhiên của mình, từ đó tối ưu hóa hiệu suất cá nhân và đội ngũ.

💡Tóm lại là?

Bạn thấy mình ưng và gần lãnh đạo nào nhất? Lẽ dĩ nhiên, không ai nghiêng hẳn về một kiểu phong cách lãnh đạo nào, mà chúng ta đều là kiểu thứ 7 - tuỳ vào môi trường, vào nhân viên mà chọn cho mình cách ứng xử phù hợp. Một trong những chiến thuật chọn phong cách lãnh đạo dễ thắng nhất đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa 3 nghiệm: Chiêm nghiệm - Trải nghiệm - Thực nghiệm. Hãy quan sát những nhà lãnh đạo hàng đầu và chọn cho mình một phong cách riêng biệt! 

FAQs

1. Phong cách lãnh đạo nào phù hợp nhất cho doanh nghiệp khởi nghiệp?

Lãnh đạo định hướng (Visionary Leadership) thường là lựa chọn tốt cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, vì nó giúp phát triển tầm nhìn rõ ràng và khơi dậy động lực cho đội ngũ.

2. Phong cách lãnh đạo nào phù hợp nhất cho doanh nghiệp khởi nghiệp?

Thực ra không có một phong cách lãnh đạo nào là "tối ưu" cho tất cả mọi tình huống. Mỗi phong cách lãnh đạo đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng, và tính hiệu quả của chúng phụ thuộc vào: tình huống cụ thể, môi trường làm việc, tính cách của lãnh đạo và đội ngũ

Lời kết 

Phong cách lãnh đạo không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân người lãnh đạo mà còn đến toàn bộ tổ chức. Để xác định chính xác phong cách lãnh đạo của mình, bạn có thể sử dụng công cụ như bài test tính cách DISC. Tại tracnghiemtinhcach.vn, chúng tôi luôn đồng hành cùng bạn trong việc khám phá và phát triển phong cách lãnh đạo cá nhân, giúp bạn tạo dựng một môi trường làm việc hiệu quả và hạnh phúc hơn.

messenger