bookmark

Table of content

Lay off là gì? Bí quyết giúp dân công sở đối mặt và “lướt” qua làn sóng lay off

“Ai lay thì lay chứ tôi không off”. Lay off là một tình trạng phổ biến hiện nay. Bí kíp để bạn đối mặt với lay off ở ngay đây!

Lay off là gì? Bí quyết giúp dân công sở đối mặt và “lướt” qua làn sóng lay off

Aug. 15, 2024, 9:31 AM

Ở đây có bí kíp chống “say sóng” lay off. Nếu bạn đang lo lắng về những biến động trong công việc, đừng lo! Bài viết này sẽ trang bị kiến thức về lay off và giúp bạn vượt qua nó một cách vững vàng. 

Lay off là gì? Bí quyết giúp dân công sở đối mặt và “lướt” qua làn sóng lay off

Layoff là gì? 

Lay off là một hình thức thôi việc xảy ra do các yếu tố khách quan như khủng hoảng kinh tế, tái cấu trúc doanh nghiệp, hoặc cắt giảm chi phí. Lay off không liên quan đến hiệu suất làm việc của nhân viên và thường mang tính vĩnh viễn. 

Nhân viên bị layoff thường phải tìm kiếm công việc mới, dù trong một số trường hợp, họ có thể được tái tuyển dụng khi tình hình kinh doanh cải thiện. Dù vậy, tỷ lệ tái tuyển dụng ở Việt Nam là không cao. 

Layoff và sa thải: Có gì khác biệt?

Lay off và sa thải thường được cho và nhầm tưởng chúng là một. Tuy nhiên, hai thuật ngữ này có những điểm khác biệt rõ rệt, cụ thể: 

Tiêu chí Lay offSa thải 
Định nghĩa Đình chỉ hoặc chấm dứt hợp đồng tạm thời Chấm dứt hợp đồng lao động vĩnh viễn 
Lý do Thường do khủng hoảng kinh tế, tái cấu trúc hoặc giảm quy mô doanh nghiệp Thường liên quan đến hiệu suất kém hoặc hành vi không phù hợp
Khả năng trở lại làm việcNhân viên có thể được gọi lại khi tình hình được cải thiện Nhân viên không có khả năng trở lại công ty đó 
Thời gian áp dụng Tạm thời, có thể kéo dài trong vài tháng hoặc lâu hơn Vĩnh viễn, không xác định thời gian có thể trở lại 
Hỗ trợ tài chính Thường có hỗ trợ tài chính tạm thời như trợ cấp thất nghiệp hoặc các khoản trợ cấp khác. Bị hạn chế hỗ trợ tài chính hoặc tuỳ thuộc vào chính sách của công ty. 

Vì sao “làn sóng lay off” lại trở thành một xu hướng? 

Làn sóng lay off kết quả của nhiều yếu tố đang tác động mạnh mẽ đến thị trường lao động. Dưới đây là ba nguyên nhân chính khiến lay off trở thành một xu hướng nổi bật hiện nay: 

Vì sao “làn sóng lay off” lại trở thành một xu hướng?

Do khủng hoảng kinh tế toàn cầu 

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang trở thành một thách thức lớn đối với doanh nghiệp trên khắp thế giới, đặc biệt là trong ngành công nghệ bởi: 

  • Tiêu dùng ít hơn: Người tiêu dùng có xu hướng thắt chặt chi tiêu khiến doanh thu của các công ty giảm sút, buộc họ phải giảm bớt chi phí hoạt động. Theo The Verge, Meta đã cắt giảm 13% nhân sự, tổng số khoảng 11.000 nhân viên để điều chỉnh chiến lược trong bối cảnh doanh thu giảm.
  • Chi phí hoạt động tăng: Việc duy trì các cơ sở hạ tầng và dịch vụ trong khi giá nguyên liệu, năng lượng tăng khiến các công ty phải “đau đầu” để cắt giảm ngân sách. Do đó, báo cáo của Variety cho thấy Netflix đã thực hiện hai đợt cắt giảm vào tháng 4 và tháng 6 năm 2024, tổng cộng 450 nhân viên, nhằm giảm bớt chi phí và tái cấu trúc đội ngũ
  • Biến động tài chính: Thị trường tài chính toàn cầu bất ổn và lãi suất cao khiến việc huy động vốn khó khăn, buộc các công ty phải cắt giảm chi phí, bao gồm cả nhân sự, để duy trì lợi nhuận và hoạt động ổn định. Điển hình như Amazon đã sa thải hơn 10.000 nhân viên, chiếm khoảng 3% nhân sự toàn cầu, trong bối cảnh phải điều chỉnh chiến lược phát triển - theo báo cáo của Bloomberg

Trong khi đó, “hai gã khổng lồ” công nghệ khác cũng trong hoàn cảnh tương tự: 

  • Microsoft: Sa thải khoảng 1.000 nhân viên vào tháng 1 năm 2024 để tái cấu trúc.
  • Sea (Shopee, SeaMoney, Garena): Cắt giảm khoảng 7.000 vị trí, tương đương 10% nhân sự trong 6 tháng đầu năm 2024, nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động theo dữ liệu từ Nikkei Asia.

Giáo sư kinh doanh tại Đại học Stanford, Jeffrey Pfeffer, đã gọi hiện tượng các công ty trong cùng một ngành đồng loạt sa thải nhân viên là "hiệu ứng bắt chước". Ông giải thích rằng việc sa thải trong ngành công nghệ chủ yếu là một ví dụ về sự lây lan xã hội, khi các công ty bắt chước hành động của những doanh nghiệp khác mà không nhất thiết dựa trên nhu cầu thực tế của mình.

Do tự động hoá và công nghệ thay thế 

Tự động hóa và trí tuệ nhân tạo (AI) đang làm thay đổi nhanh chóng thị trường lao động. Các công việc dễ tự động hóa như trong sản xuất, dịch vụ khách hàng và quản lý dữ liệu đang bị thay thế bởi công nghệ. 

Theo McKinsey, đến năm 2030, khoảng 45% công việc có thể bị tự động hóa, dẫn đến việc các công ty cắt giảm nhân sự để tiết kiệm chi phí.

Do thị trường việc làm tại Việt Nam thay đổi 

Làn sóng lay off toàn cầu đã gây ra những xáo trộn lớn trên khắp thế giới, và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Các doanh nghiệp trong nước đang phải đối mặt với thách thức lớn khi phải thích ứng với công nghệ mới và tự động hóa, dẫn đến việc nhiều công việc truyền thống trở nên dư thừa và buộc các công ty phải tái cấu trúc nhân sự.

Ngay cả các “ông lớn” trong ngành công nghệ Việt Nam cũng không tránh khỏi tác động này. VNG Corporation, một trong những tên tuổi hàng đầu, đã phải giảm 8% nhân sự (tương đương 296 người) trong năm 2023 nhằm tối ưu hóa chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động, theo VietnamBiz.

Tuy nhiên, trong khi một số công ty phải cắt giảm, thì sự bùng nổ công nghệ lại đang mở ra nhiều cánh cửa mới. Đặc biệt, lĩnh vực fintech đang phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy sự ra đời của các “start-up” và “kỳ lân” công nghệ. Timo, ngân hàng số tiên phong tại Việt Nam, là một ví dụ điển hình khi liên tục tìm kiếm nhân sự am hiểu công nghệ thông tin để phục vụ cho sự phát triển của mình.

Layoff để lại hậu quả gì cho cả doanh nghiệp và nhân viên? 

Mặc dù lay off được xem là một giải pháp nhanh chóng để cắt giảm chi phí nhưng hậu quả của việc này để lại vô cùng phức tạp và kéo dài, ảnh hưởng đến cả doanh nghiệp và người lao động.

Lay off để lại hậu quả gì cho cả doanh nghiệp và nhân viên?

Đối với doanh nghiệp 

Cụ thể, đối với doanh nghiệp, việc “làn sóng lay off” để lại hậu quả nghiêm trọng như: 

  • Mất đi nhân tài: Việc cắt giảm nhân sự thường dẫn đến việc mất đi những nhân viên có năng lực và kinh nghiệm,những người đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
  • Tinh thần làm việc tụt dốc: Áp lực công việc tăng cao và sự bất ổn về tương lai khiến nhân viên còn lại cảm thấy lo lắng và mệt mỏi, dẫn đến giảm hiệu suất làm việc và tăng tỷ lệ nghỉ việc.
  • Hình ảnh thương hiệu bị ảnh hưởng: Việc liên tục cắt giảm nhân sự sẽ tạo ra hình ảnh một công ty không ổn định và thiếu hấp dẫn, khó thu hút nhân tài và đối tác.
  • Chi phí ẩn: Ngoài chi phí bồi thường, doanh nghiệp còn phải đối mặt với chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân sự mới, đồng thời mất đi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu đã tích lũy được.

Theo nghiên cứu của Josh Bersin, nhà phân tích nguồn nhân lực nổi tiếng, "Chi phí thay thế nhân sự có thể cao gấp 1,5 đến 2 lần mức lương của nhân viên đó, chưa kể đến tác động tiêu cực lên văn hóa công ty và sự gắn kết của đội ngũ còn lại."

Đối với nhân sự (người lao động) 

Hậu quả của lay off dễ dàng nhìn thấy nhất ở người lao động, đặc biệt là dân văn phòng:

  • Mất nguồn thu nhập ổn định: Bị lay off đồng nghĩa với việc mất đi nguồn thu nhập chính. Và mất đi nguồn thu nhập chính đồng nghĩa với việc cuộc sống bị xáo trộn. Sự thay đổi quá lớn này sẽ làm nhiều người không “phản ứng kịp” và rơi vào trạng thái “không biết làm gì”. Đây là một “cú sốc” về tài chính và để lại những “trauma” về mặt tâm lý.
  • Mất tinh thần làm việc: Sự bất an về tương lai, cảm giác bị bỏ rơi, thậm chí là mắc social phobia hoặc mất phương hướng dễ khiến người lao động rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng, kiệt sức (burn out) thậm chí là trầm cảm. Những áp lực vô hình này không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần mà còn tác động xấu đến sức khỏe của họ.
  • Khó khăn trong việc tìm việc mới: Trong bối cảnh thị trường lao động cạnh tranh khốc liệt, việc tìm kiếm công việc mới không hề dễ dàng. Đặc biệt, khi bạn không có kỹ năng hoặc kinh nghiệm phù hợp với xu hướng nghề nghiệp hiện tại, việc chuyển đổi nghề nghiệp có thể trở nên gian nan hơn bao giờ hết.
  • Đánh mất cơ hội thăng tiến: Khi bị lay off, cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp cũng theo đó mà bị “chững lại”. Việc bắt đầu lại từ đầu ở một công ty mới có thể làm chậm tiến độ phát triển sự nghiệp và khiến bạn cảm thấy khó chịu vì mình bị “tụt hậu”.

Theo thông tin chính thức của CNBC - kênh tài chính hàng đầu của Mỹ “dù việc lay off có thể giúp các doanh nghiệp cắt giảm chi phí ngắn hạn, nhưng hậu quả lâu dài của nó có thể rất phức tạp, ảnh hưởng không chỉ đến nhân viên bị cắt giảm mà còn đến hình ảnh và văn hóa của công ty”.  

Bất kỳ ai cũng có thể nhìn thấy hậu quả của lay off và đương nhiên, các hậu quả đều nghiêm trọng. Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, lay off đôi khi cũng tạo ra các cơ hội “không tưởng”. 

Những lợi ích bất ngờ của lay off

Những lợi ích bất ngờ của lay off

Dù lay off mang lại nhiều thách thức, nhưng đó cũng có thể là cơ hội để tái thiết sự nghiệp theo hướng mới mẻ và đầy triển vọng.

Nếu bạn không tin, bạn phải nhìn lại lý do của lay off xảy ra, đó không phải là do bạn yếu hay chưa đủ năng lực mà do các tác động bên ngoài của nền kinh tế. Vì thế, lay off sẽ cho bạn “khoảng dừng” hợp lý để nhìn nhận lại, “review” và thay đổi những gì thuộc về bạn như: con đường sự nghiệp, phong cách làm việc.

Cho dù bạn có chẳng may nằm trọng danh sách lay off thì bạn vẫn có thể thay đổi tình hình và tạo ra một con đường nghề nghiệp mới. Tôi hay bạn không ai biết được “nghề chọn người, hay người chọn nghề” và cũng chẳng ai biết chắc chắn mình sẽ thành công ở lĩnh vực nào. Do đó, lay off không hẳn là điều tiêu cực vì bạn vẫn còn có thể “biến nguy thành cơ” trong điều kiện như vậy. 

Dân văn phòng nên làm gì khi bị layoff? 

Vậy để tận dụng những lợi ích của lay off, bạn sẽ làm gì nếu một ngày chẳng may bạn là nhân vật bị “nghỉ việc tạm thời”? 

 Dân văn phòng nên làm gì khi bị lay off?

Ưu tiên mọi thứ liên quan đến bản thân 

Trước hết, khi bị lay off, điều quan trọng nhất là bạn. Vì bạn - mới là người chịu hậu quả nhiều nhất. Hãy dành thời gian để kiểm tra lại mọi quyền lợi của mình – từ khoản bồi thường đến bảo hiểm thất nghiệp. Đừng ngần ngại nhờ luật sư hoặc chuyên gia tư vấn nếu bạn cảm thấy không chắc chắn về điều gì. 

Thời gian vàng để “healing phục hồi” 

Đã bao lâu rồi bạn không nghỉ ngơi? Đã bao lâu bạn chưa có một chuyến đi du lịch thật sự? Đây chính là thời gian vàng để healing – phục hồi cả về tinh thần và thể chất. Ngủ nướng đến trưa, thử những công thức nấu ăn mới, hay đơn giản chỉ là ngồi cà phê ngắm phố phường – làm bất cứ điều gì giúp bạn thư giãn và lấy lại năng lượng. Biết đâu, trong lúc thư thái như thế, bạn lại nảy ra ý tưởng lớn lao cho tương lai thì sao?

Cân nhắc chuyển sang một lĩnh vực mới 

Bạn học ngành IT, cơ khí nhưng đam mê nghệ thuật? Tại sao không thử phát triển khả năng thành một “nghề tay trái” kiếm thêm nguồn thu nhập trong lúc bạn đang có thời gian nhàn rỗi.

 → Tham khảo ngay: Tổng hợp 10 nghề tay trái “tăng gấp hai lương” cho dân văn phòng (Update 2024) 

Đã đến lúc học thêm một kỹ năng mới, tham gia các khóa học trực tuyến, hoặc làm thêm một số bài test tính cách DISC để hiểu mình hoặc thậm chí bạn có thể  sẽ “bén duyên” với một nghề khác. Bạn nên cân nhắc để hoàn thiện bản thân mình trong khoảng thời gian này. 

Khởi nghiệp theo đam mê 

Nếu trong bạn luôn có một ý tưởng kinh doanh nhưng bạn chưa bao giờ có đủ thời gian hoặc dũng khí để bắt đầu, thì đây chính là cơ hội! Hãy xem việc bị lay off như một cú hích để bạn biến giấc mơ của mình thành hiện thực. Khởi nghiệp có thể đầy thách thức, nhưng cũng rất thú vị. Bắt đầu lập kế hoạch, tìm kiếm đồng đội, và biến đam mê của bạn thành công việc thực sự. 

4 Kỹ năng cần có để nhân sự trẻ “vượt ngàn chông gai” mang tên layoff

Câu liên kết: Để đối mặt và vượt qua thử thách mang tên lay off, những kỹ năng dưới đây sẽ là “vũ khí” đắc lực giúp các bạn trẻ Gen Z “không bao giờ bị thay thế”. 

4 Kỹ năng cần có để nhân sự trẻ “vượt ngàn chông gai” mang tên lay off

Thích ứng nhanh và hiệu quả

Cuộc sống công sở không phải lúc nào cũng suôn sẻ, và việc đối mặt với những "biến động" như lay off là điều không thể tránh khỏi. Trong những tình huống như vậy, việc linh hoạt và nhanh nhạy điều chỉnh theo hoàn cảnh mới là yếu tố quyết định giúp bạn duy trì sự nghiệp.

Tuy nhiên, hãy luôn nhớ nguyên tắc "hòa nhập chứ không hòa tan". Nghĩa là, đừng vì sự thay đổi mà đánh mất chính mình. Thay vào đó, hãy biến mình trở nên mạnh mẽ hơn, thông minh hơn trong cách tiếp cận và xử lý mọi tình huống

Tư duy cởi mở và sáng tạo 

Hãy luôn sẵn sàng lắng nghe và chấp nhận những ý kiến đóng góp, ngay cả khi chúng khác biệt với quan điểm của bạn. Sự cởi mở trong tư duy không chỉ giúp bạn học hỏi từ người khác mà còn khơi nguồn sáng tạo, giúp bạn đưa ra những giải pháp mới mẻ và đột phá trong công việc. 

Nghe thì có vẻ dễ, nhưng không phải cũng sẵn sàng hạ “cái tôi” để lắng nghe người khác. Do đó, hãy trang bị cho mình kỹ năng này để trở nên khác biệt trong văn phòng. 

Biết xây dựng “networking” 

“Networking” không chỉ là việc kết nối với những người bạn quen biết, mà còn là xây dựng một mạng lưới quan hệ rộng lớn và đa dạng. Khi bị lay off, một mạng lưới vững chắc có thể mang đến cho bạn những cơ hội mới, lời khuyên hữu ích, và đôi khi là cả những người đồng hành trong giai đoạn chuyển tiếp.

Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân

Các bạn trẻ luôn được nghe, được dạy về việc tiết kiệm rất nhiều rồi đúng không? Tuy nhiên, ít ai làm được điều này; mà lay off lại liên quan mật thiết đến việc bạn quản lý tiền bạc như thế nào. Vì vậy, hãy lập kế hoạch ngân sắc, ghi xuống một mục “quỹ khẩn cấp” để có thể “bớt sợ” hơn khi đối diện với khó khăn và có nền tảng để làm những việc khác. 

FAQs

1. Liệu có thể thương lượng với công ty khi bị layoff không?

Có, bạn hoàn toàn có thể thương lượng về các điều khoản như thời gian báo trước, gói bồi thường, hoặc hỗ trợ tìm kiếm việc làm mới. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng và hiểu biết về quyền lợi của mình sẽ giúp bạn có lợi thế trong việc thương lượng.

2. Lay off có ảnh hưởng đến hồ sơ xin việc trong tương lai không?

Lay off thường không ảnh hưởng tiêu cực đến hồ sơ của bạn nếu bạn có thể giải thích lý do rõ ràng. Nhiều nhà tuyển dụng hiểu rằng lay off thường do yếu tố kinh tế và không phản ánh năng lực cá nhân của ứng viên.

3. Làm sao để xác định khi nào là thời điểm thích hợp để chuyển nghề sau layoff?

Để xác định thời điểm thích hợp, hãy tự đánh giá đam mê, kỹ năng và thị trường lao động. Nếu bạn thấy ngành mới có tiềm năng phát triển và bạn có đủ kỹ năng cần thiết, thì đó có thể là thời điểm tốt để chuyển nghề.

Lời kết 

Lay off có thể là một chặng đường khó khăn, nhưng nó cũng mang đến cơ hội để bạn nhìn nhận lại bản thân, phát triển kỹ năng mới và định hướng lại sự nghiệp của mình. Tracnghiemtinhcach.vn luôn đồng hành cùng bạn trong hành trình khám phá bản thân và xây dựng sự nghiệp vững chắc. Hãy bắt đầu bằng việc thực hiện bài test DISC để hiểu rõ hơn về tính cách, điểm mạnh và điểm yếu của mình. Từ đó, bạn sẽ tìm ra con đường phù hợp nhất để vượt qua mọi thử thách và tiến tới thành công.

messenger