Table of content
Gaslighting là gì và liệu bạn có đang trong “vở kịch thao túng” nơi công sở? Mọi câu hỏi của bạn sẽ được giải đáp trong bài viết này.
Jun. 12, 2024, 11:08 AM
Nếu sếp bạn nói “Em sai rồi, em chẳng bao giờ làm gì nên trò cả!” và nếu đồng nghiệp bạn nói “Bạn nhạy cảm quá đấy!”, thì rất có thể, họ đang muốn Gaslighting bạn. Vậy Gashlight là gì? và đâu là các dấu hiệu nhận biết cũng như bí kíp giúp bạn thoát khỏi Gashlight nơi công sở? Tất cả mọi thông tin về Gaslighting sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Gaslighting là kỹ thuật thao túng tâm lý khiến nạn nhân nghi ngờ chính nhận thức và cảm nhận của mình. Thuật ngữ này bắt nguồn từ vở kịch "Gas Light" (tạm dịch: Thắp sáng đèn ga) kể về một người chồng khiến vợ mình nghi ngờ trí tuệ của mình bằng cách từ từ thay đổi môi trường xung quanh và phủ nhận mọi thay đổi đã xảy ra. Mục đích cuối cùng của Gaslighting là làm cho nạn nhân sẽ bị thuyết phục rằng những gì họ thấy, nghe và cảm nhận chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng để dễ dàng điều khiển người khác.
Vấn đề Gaslighting đang nổi lên như một “hiện tượng” và đáng lo lắng hơn rằng một số bạn trẻ Gen Z lại ca tụng hành vi này và xem nó như “một dạng tài năng” để điều khiển người khác cho mục đích cá nhân. Với sự nổi tiếng từ bộ phim truyền hình “Anna: Tiểu thư dựng chuyện” được Netflix lấy cảm hứng từ câu chuyện “thao túng giới tài phiệt” một cách tinh vi của Anna Sorokin, người ta bắt đầu nhận ra rằng gaslighting là một phương thức có thể lan rộng và ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhận thức, hành vi của bất kỳ ai ở bất kì môi trường nào.
Môi trường công sở là một trong số đó vì văn phòng luôn có tính cạnh tranh cao và việc phủ nhận lẫn nhau sẽ diễn ra thường xuyên. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể phân biệt được giữa những lời góp ý có mục đích thao túng và những lời góp ý mang tính xây dựng.
Một cuộc khảo sát ở Anh cho thấy khoảng 58% người lao động từng trải qua gaslighting tại nơi làm việc. Với cấu trúc phân tầng và sự cạnh tranh gắt gao về thành tích, môi trường văn phòng thường là “vườn ươm” cho những hành vi gaslighting nảy nở. Lý do là gì?
Hệ thống phân cấp vị trí rõ ràng trong công ty tạo điều kiện cho những kẻ gaslighting ở vị trí cao hơn dễ dàng thao túng cấp dưới. Tuy nhiên, ai cũng có thể là kẻ “giật dây” cho vở kịch thao túng, sếp - người nắm quyền lực, có thể sử dụng nhiều cách tinh vi để khiến nhân viên nghi ngờ bản thân, từ đó dễ dàng kiểm soát và sai khiến họ.
Môi trường làm việc hiện nay luôn đặt nặng thành tích và đề cao sự cạnh tranh lành mạnh. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để gaslighting trở thành "công cụ" hạ bệ đồng nghiệp khi họ cảm thấy vị trí của mình đang bị đe dọa bởi người khác. Các Gashlighter bóp méo thông tin, xuyên tạc sự thật, khiến đồng nghiệp nghi ngờ năng lực của bản thân, từ đó củng cố vị thế và lợi ích cá nhân. Ngoài ra, đằng sau Gashlighter sẽ luôn là một người Narcissism (người ái kỷ), do đó họ luôn muốn mình là “cái rốn của vũ trụ” nên họ luôn thao túng người khác tin rằng họ luôn đúng và có giá trị hơn so với các đồng nghiệp khác.
Gaslighting nơi công sở thường ẩn mình dưới lớp vỏ bọc tinh vi, khiến bạn khó lòng nhận ra. Nhưng đừng lo, những dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bạn nhìn thấy “chiếc kim trong bọc” của hành vi thao túng.
Bạn có bao giờ cảm thấy bối rối, hoang mang sau những lời góp ý từ sếp hay đồng nghiệp của mình? Liệu những lời khen chê, so sánh đó có thực sự xuất phát từ mong muốn giúp đỡ hay ẩn chứa dụng ý thao túng tinh thần?
Hãy cẩn thận vì Gashlighter thường trá hình dưới vai trò "người hướng dẫn", đưa ra những lời "góp ý", "khuyên bảo" hoặc đưa ra những bình luận so sánh vô căn cứ. Điển hình họ thường sử dụng hai hình thức sau:
Vì vậy, việc so sánh thiếu cơ sở chính là điểm khác biệt giữa gaslighting và một lời góp ý mang tính xây dựng.
Nói ngược lại sự thật, hay còn gọi là "chối bỏ thực tế", là một trong những "bài ca" quen thuộc nhất trong chiến thuật Gaslighting. “Em tưởng tượng ra thôi, chuyện gì cũng không có” hoặc "Anh/chị không bao giờ nói thế." là những “lời thoại” điển hình. Trong một vài trường hợp, họ có thể giả vờ “quên” đi những điều mình đã nói như một cách để khiến bạn nghi ngờ về ký ức và nhận thức của bản thân. Từ đó, họ sẽ dễ dàng thao túng và kiểm soát cảm xúc, hành vi của bạn.
Đổ lỗi là một trong những chiến thuật thao túng tinh vi và đầy ác ý thường được sử dụng bởi Gaslighter nơi công sở . Hành vi này xuất phát từ bản chất ái kỷ và thiếu trách nhiệm của họ. Do đó, họ sẽ tìm một “bia đỡ đạn” và nói rằng “Vì em mà khách hàng không hài lòng" nhằm mục đích che đậy lỗi lầm, khuyết điểm của bản thân và trút bỏ mọi gánh nặng lên vai nạn nhân.
Kẻ gaslighting luôn tìm cách hạ thấp, phủ nhận những thành công của bạn. Họ có thể chế giễu, chê bai nỗ lực của bạn, hoặc cố tình che giấu thành tích của bạn để khiến bạn cảm thấy mình không xứng đáng được ghi nhận. Ví dụ, sau khi bạn đạt được một thành công vang dội, họ có thể nói rằng “Chẳng qua chỉ là do có chút may mắn” hoặc “Chắc chắn là do sự giúp đỡ của người khác” chứ không phải do năng lực của bạn.
Để “dễ bề” thao túng người khác, các Gaslighter thường sử dụng những “chiêu trò” tinh vi để cô lập bạn khỏi những người xung quanh. Giả vờ quan tâm và tung tin đồn thất thiệt về trình độ hoặc đặc điểm của bạn chính là một trong những thủ đoạn phổ biến nhất mà họ sử dụng. Đây là “bẫy” gây hấn thụ động (passive-aggressive) làm mọi người dễ dàng đánh giá người khác một cách chủ quan khi chưa hoặc ít tiếp xúc trong công ty.
Một trong các dấu hiệu khác của Gaslighting đó chính là sự thiên vị. Các “bậc thầy Gaslight” thường sẽ lờ đi những cố gắng và thành tựu của bạn và đem đi so sánh với các đồng nghiệp khác một cách bất lợi, mặc dù về mặt thực tế, bạn có kinh nghiệm hoặc thành tích tương tự, thậm chí là hơn. Khi bị chất vấn, Gaslighter sẽ không bao giờ thừa nhận hành vi của mình và đổ cho việc “có lẽ bạn đã quá nhạy cảm”.
Ngăn cản sự phát triển nghề nghiệp của bạn là “chiêu cuối tinh vi và độc hại nhất trong môi trường làm việc của các Gashlighter. Họ có thể phớt lờ những đóng góp quan trọng, không cung cấp cho bạn những phản hồi cần thiết để cải thiện hoặc đưa ra các lý do vô lý để loại bạn ra khỏi dự án của công ty khiến bạn cảm thấy mình chưa đủ tốt và không được tôn trọng.
Đối mặt với Gaslighter tại nơi làm việc là một thử thách không hề dễ dàng, đòi hỏi sự kiên nhẫn, tỉnh táo và chiến lược phù hợp như sau:
Mục đích cuối cùng của Gaslighter là khiến bạn nghi ngờ năng lực và giá trị của bản thân để dễ điều khiển. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng bạn có giá trị và xứng đáng được tôn trọng. Hãy nhớ công thức “nắm muối không thể mặn với lượng cả dòng sông” tức bạn chỉ kiểm soát được những gì thuộc về mình. Do đó, thay vì để Gaslighter chi phối suy nghĩ và cảm xúc của bạn, hãy luôn tích cực, chủ động tập trung vào chính bản thân mình và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tự tin vào khả năng của chính mình là “tấm khiên” vô cùng hữu dụng. Bạn cần hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình để người khác không thể kiểm soát cảm xúc hoặc suy nghĩ của bạn. Bài test tính cách DISC là một trợ thủ đắc lực để bạn phát huy điểm mạnh của mình khi làm việc. Do đó, hãy mạnh dạn trình bày rõ ràng lập trường và quan điểm của bạn. Nhớ rằng, bạn không cần phải làm hài lòng tất cả mọi người xung quanh mình. Việc tự tin và kiên quyết sẽ giúp bạn bảo vệ bản thân khỏi sự thao túng.
Nếu bạn nhận thấy rằng môi trường làm việc hiện tại quá độc hại và có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của bạn, có lẽ đã đến lúc cân nhắc việc chuyển đến một nơi làm việc khác, nơi phù hợp hơn với giá trị và định hướng nghề nghiệp của bạn. Đôi khi, rời bỏ một môi trường không lành mạnh là bước đi tốt nhất bạn có thể thực hiện cho sự nghiệp và sức khỏe tinh thần của mình.
Đọc thêm: 5 tips định hướng nghề nghiệp tương lai cho bản thân để không bị “lạc lối”
Nhận diện và đối phó với gaslighting tại nơi làm việc là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe tinh thần và duy trì môi trường làm việc tích cực. Tracnghiemtinhcach,vn sẽ đồng hành cùng bạn \phát triển kỹ năng để nhận biết và xử lý những hành vi thao túng chốn công sở. Để hiểu rõ hơn về cách thức gaslighter có thể ảnh hưởng đến bạn, hãy thử làm bài test tính cách DISC để biết điểm mạnh và yếu của bản thân, từ đó có thể phòng tránh và xử lý tốt hơn những tình huống không mong muốn tại nơi làm việc.