bookmark

Table of content

Workaholic là gì? Khi các nhân sự trẻ “cày ngày cày đêm” làm việc

Workaholic là gì? Một phần năm dân số trên thế giới không “nghiện mạng xã hội” mà “nghiện công việc”.

Workaholic là gì? Khi các nhân sự trẻ “cày ngày cày đêm” làm việc

Aug. 06, 2024, 10:22 AM

By Admin

“Nhân sự ánh trăng” không phải một nhân vật trong game mà chính là người nghiện công việc ngoài đời thực. Cũng giống như các loại “nghiện” khác như “nghiện mạng xã hội”, workaholism hay nghiện công việc cũng có những triệu chứng và hệ luỵ riêng. 

Workaholic là gì? Khi các “nhân sự ánh trăng” hết mình vì công việc

Workaholic là gì? 

Workaholic, hay người nghiện công việc, là thuật ngữ dùng để chỉ những người dành quá nhiều thời gian và công sức cho công việc một cách không lành mạnh. Thuật ngữ này được tiến sĩ Wayne E. Oates đưa ra lần đầu tiên vào năm 1971, mô tả sự ám ảnh với công việc đến mức làm tổn hại sức khỏe và các mối quan hệ cá nhân.

Workaholism được xem như một rối loạn tâm lý có thể gây hại cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Các nhà nghiên cứu từ Khoa Khoa học Tâm lý Xã hội tại Đại học Bergen, Na Uy, đã xác định rằng workaholics thường có ba đặc điểm tính cách nổi bật:

  • Tính dễ chịu (Agreeableness): Những người nghiện công việc thường vị tha, tuân thủ và khiêm tốn.
  • Tính thần kinh (Neuroticism): Họ có xu hướng lo lắng, thù địch và bốc đồng.
  • Trí tuệ/tưởng tượng (Intellect/imagination): Workaholics thường sáng tạo và có định hướng hành động rõ ràng.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng những người lao động trẻ tuổi có khả năng cao nhất trở thành workaholics. Tuy nhiên, giới tính, trình độ học vấn và tình trạng hôn nhân dường như không ảnh hưởng nhiều đến tình trạng này. 

Sự khác biệt giữa Workaholic và Work engagement 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có những người làm việc hăng say nhưng vẫn luôn tươi vui, trong khi người khác lại căng thẳng và mệt mỏi? Câu trả lời nằm ở sự khác biệt giữa workaholic (người nghiện công việc) và work engagement (sự gắn kết công việc). Dưới đây là những điểm khác biệt chính:

  • Động lực làm việc: Workaholic làm việc vì bắt buộc và lo lắng, còn người gắn kết làm việc vì đam mê.
  • Cân bằng cuộc sống: Người gắn kết với công việc duy trì sự cân bằng giữa cuộc sống văn phòng và cuộc sống cá nhân, trong khi workaholic thường bỏ qua nhu cầu cá nhân.
  • Tác động đến sức khỏe: Work engagement có lợi cho sức khỏe, còn workaholism có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Vì sao chúng ta lại “nghiện công việc”? 

Có nhiều lý do khiến con người dễ trở thành workaholic. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:

Workaholic là gì? Khi các “nhân sự ánh trăng” hết mình vì công việc

Tham vọng chứng tỏ bản thân 

Khi được cấp trên "trao trọn niềm tin", nghĩa là khi bạn được giao nhiều trách nhiệm hơn và kỳ vọng cao hơn các nhân viên khác. Và bạn và nhiều người khác coi đây là một “cơ hội ngàn vàng” để chứng tỏ bản thân, bạn sẵn sàng tăng ca và “ăn ngủ” với công việc để hoàn thành deadline hoàn hảo nhất có thể. 

Tất nhiên, tinh thần nỗ lực của bạn sẽ giúp bạn được mục tiêu và khiến bạn trở nên “sáng” hơn trong môi trường làm việc và điều này không hề xấu.  Tuy nhiên, lâu dần, khi bạn không được giao đúng cường độ công việc thường ngày, bạn sẽ dễ hụt hẫng và mất niềm tin khi không thể “buông bỏ” một chút đầu việc. 

Văn hoá làm việc vội vã (hustle cultural) 

Hustle culture là xu hướng làm việc không ngừng nghỉ, phổ biến ở các nước đang phát triển như Việt Nam, đặc biệt trong giới trẻ Gen Z và Gen Alpha. Văn hoá làm việc 996 nổi tiếng ở Trung Quốc cũng là một dạng của hustle cultural. Văn hóa này gieo vào người lao động niềm tin rằng nghỉ ngơi đồng nghĩa với sự lười biếng, và họ sẽ không thể gặt hái thành công nếu giảm giờ làm việc.  

Ngoài ra, làn sóng layoff và nỗi sợ thất nghiệp khiến nhiều người trẻ tuổi bị cuốn vào vòng xoáy của hustle culture, dẫn đến tình trạng workaholism. 

Hình mẫu nhân sự “đa nhiệm, đa năng” 

Một số người trẻ không hài lòng với mức thu nhập mà một công việc chính mang lại. Chính vì vậy, họ ngày càng có xu hướng làm nhiều việc một lúc. Theo kết quả khảo sát công việc làm thêm tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2023 cho thấy cứ 5 người Việt thì có đến 4 người làm thêm nghề tay trái để trang trải cuộc sống. 

Và không chỉ riêng bạn hay tôi, ngày càng nhiều bạn trẻ muốn hướng bản thân đến hình mẫu “đa nhiệm, đa năng” cũng như muốn tự tạo cho bản thân nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn.

Tinh thần tích luỹ nhanh, nghỉ hưu sớm

Mong muốn tích lũy tài sản nhanh chóng để nghỉ hưu sớm cũng là một lý do khiến nhiều người lao vào công việc. Một nghiên cứu từ Fidelity Investments cho thấy rằng 62% người lao động dưới 35 tuổi tại Việt Nam mong muốn tích lũy đủ tài sản để có thể nghỉ hưu trước tuổi 50.

Hơn nữa, phong trào FIRE (Financial Independence, Retire Early) đã trở nên phổ biến trong giới trẻ, khuyến khích việc tiết kiệm và đầu tư mạnh mẽ ngay từ khi còn trẻ để đạt được độc lập tài chính. 

Dấu hiệu nhận biết bạn là một “workaholic” đích thực 

“Em còn trẻ nên em cố gắng được chút nào thì em cố” Nếu bạn từng có nói câu này hoặc có ý nghĩ như vậy, rất có thể bạn là một thành viên của “hội nghiện việc”. Dưới đây là một số dấu hiệu cụ thể để bạn khẳng định điều đó: 

Workaholic là gì? Khi các “nhân sự ánh trăng” hết mình vì công việc

Ưu tiên công việc hàng đầu

Một dấu hiệu không thể bỏ qua là khi công việc trở thành ưu tiên hàng đầu của bạn, vượt lên trên cả gia đình, bạn bè và sức khỏe cá nhân. 

Những người nghiện công việc thường không thể tách rời khỏi công việc ngay cả khi họ đang trong kỳ nghỉ hoặc thời gian dành cho gia đình. Họ liên tục kiểm tra email công việc và suy nghĩ về công việc ngay cả khi không ở văn phòng.

Ôm đồm quá nhiều nghề tay trái 

Những người nghiện việc luôn cảm thấy chưa làm đủ hoặc chưa đạt được thành công mong muốn. Do đó, họ thường thường gánh vác nhiều công việc cùng lúc hoặc tham gia vào nhiều dự án phụ để cảm thấy bản thân có giá trị và đạt được nhiều thành tựu hơn. Ngoài ra, cảm giác không bao giờ đủ 

Gen Z Gen Alpha thường chọn các công việc tự do hoặc dự án phụ để tăng thu nhập và linh hoạt trong công việc. 

Hay “tham công tiếc việc” 

“Mình còn nhiều việc phải làm cho xong, hẹn mọi người chủ nhật khác nhé”. 

Nếu bạn có một người bạn từ chối đi chơi, xả stress vào ngày nghỉ. Rất có thể, họ là một người “tham công tiếc việc” hay workaholics. Người tham công tiếc việc thường làm việc không ngừng nghỉ, không có khái niệm về giờ giấc làm việc hay nghỉ ngơi. Họ có thể bắt đầu làm việc từ sáng sớm và kết thúc vào tối muộn, thậm chí là cả vào cuối tuần

Cảm giác không bao giờ đủ

Cảm giác không bao giờ đủ là một đặc điểm điển hình của các workaholics. Họ liên tục đặt ra những mục tiêu mới và không bao giờ cảm thấy hài lòng với những gì mình đã đạt được. Do đó, họ có thể mang việc về nhà để làm. Họ sẵn sàng hy sinh khoảng thời gian nghỉ ngơi cá nhân của mình để “hoàn thành nốt” công việc dang dở. 

Nhân sự trẻ và tình trạng “nghiện công việc” hiện nay 

Bốn giờ sáng - khi nhiều người đang say giấc thì các “nhân sự ánh trăng” mới gập laptop xuống và kết thúc một ngày làm việc dài hơn 20 tiếng. Thời gian ngủ nghỉ của họ đành phải đành nhường chỗ cho các deadline tới hạn. Đây là hiện trạng của rất nhiều bạn trẻ hiện nay. 

Theo số liệu thống kê gần đây của của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), 1/5 người lao động trên toàn cầu là người “nghiện công việc”. Nếu so sánh với nhiều chứng nghiện đã được biết từ lâu như nghiện đánh bạc, nghiện game điện tử thì nghiện công việc phổ biến hơn rất nhiều. 

Ngoài ra, nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Lao động (Institute of Labor Research) công bố rằng, khoảng 35% người lao động trẻ làm việc hơn 50 giờ mỗi tuần, một con số đáng báo động khi so với chuẩn làm việc 40 giờ mỗi tuần theo quy định.

Liên tục làm việc với áp lực lớn, cường độ cao, dù có những thành quả nhất định, thu nhập tốt nhưng cũng không ít bạn trẻ thừa nhận rằng họ phải đánh đổi nhiều thứ. 

Hệ luỵ nào cho những người trẻ lao đầu vào công việc

Người trẻ phải đánh đổi những gì khi luôn cống hiến hết mình cho công việc? Dưới đây là một số hệ lụy tiêu biểu: 

Workaholic là gì? Khi các “nhân sự ánh trăng” hết mình vì công việc

Lo âu, rối loạn giấc ngủ và trầm cảm 

Mất ngủ triền miên, suy nhược, lo lắng sợ bị “đuổi việc” là hệ luỵ đầu nhiên và nhẹ nhất của tình trạng “workaholism”. Lúc đầu, nhiều người hiểu nhầm đây chỉ là dấu hiệu của stress trong công việc và có thể điều chỉnh được. 

Tuy nhiên, khi khi mất ngủ thường xuyên khiến họ không thể tự mình giải quyết và bắt đầu có những suy nghĩ tiêu cực, thậm chí rơi vào trầm cảm hoặc hội chứng “cháy sạch” (burn out)

Sai sót, rủi ro xảy ra thường xuyên 

Làm việc quá sức và thiếu nghỉ ngơi không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà còn làm giảm hiệu suất làm việc và tăng nguy cơ sai sót. Người lao động thường mắc lỗi do kiệt sức và mất tập trung, dẫn đến các rủi ro không mong muốn trong công việc. 

Theo National Safety Council, người lao động mệt mỏi có nguy cơ cao hơn 70% mắc lỗi tại nơi làm việc, làm tăng nguy cơ tai nạn lao động và ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp của họ.

Cạn kiệt thời gian cho cuộc sống cá nhân

Sự thiếu cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân dẫn đến mâu thuẫn trong các mối quan hệ. Khi không có thời gian cho bản thân, gia đình, con cái hay các mối quan hệ xã hội, dần dần họ sẽ cảm thấy cô đơn. 

Khi ngừng công việc thì lại cảm thấy lạc lõng, trống rỗng và lại tiếp tục “nghiện việc” để giải tỏa, tạo thành một “vòng tròn luẩn quẩn” và bỏ qua các khoảnh khắc bên gia đình, giảm sút chất lượng sống. 

Cách để yêu nhưng không “nghiện” công việc 

Ông bà ta có câu “Một nghề thì sống, chín nghề thì chết”. Do đó, bạn cần biết những biện pháp hữu dụng để “gắn kết vừa đủ” với công việc mà không rơi vào tình trạng “workaholism”:

Workaholic là gì? Khi các “nhân sự ánh trăng” hết mình vì công việc

Nhìn nhận đúng tình trạng của bản thân 

Trước hết, bạn cần nhận thức và thừa nhận tình trạng của mình. Điều này bao gồm việc xác định các dấu hiệu của workaholism như cảm giác không bao giờ đủ, mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân, và các vấn đề sức khỏe liên quan. 

Bài test DISC (Dominance, Influence, Steadiness, Conscientiousness) có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tính cách và phong cách làm việc của mình, từ đó nhận diện các khuynh hướng dễ dẫn đến workaholism.

Cẩn trọng với “bẫy deadline” 

Các deadline dồn dập có thể dễ dàng cuốn bạn vào vòng xoáy làm việc không ngừng nghỉ. Hãy quản lý thời gian một cách hiệu quả, lập kế hoạch rõ ràng và biết khi nào nên nói “không” với các yêu cầu không cần thiết.

Đọc thêm: Tích cực độc hại là gì? Khi niềm vui “tràn trề” có thể đầu độc bạn  

Chậm lại để tận hưởng quá trình 

Thay vì luôn vội vàng hoàn thành công việc, hãy học cách chậm lại và tận hưởng từng khoảnh khắc trong quá trình làm việc. Điều này không chỉ giúp bạn giảm căng thẳng mà còn nâng cao chất lượng công việc. Theo Mindful, thực hành mindfulness (chánh niệm) trong công việc có thể cải thiện sức khỏe tinh thần và tăng cường hiệu suất làm việc.

Tạo ra thói quen mới 

Thay đổi thói quen hàng ngày có thể giúp bạn duy trì cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Hãy dành thời gian cho các hoạt động ngoài công việc như thể dục, đọc sách, hoặc tham gia các hoạt động xã hội. 

Áp dụng chế độ nghỉ ngơi hợp lý 

Cuối cùng, hãy đảm bảo rằng bạn có đủ thời gian nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng. Điều này bao gồm việc nghỉ giải lao ngắn trong ngày làm việc, dành thời gian cho các hoạt động thư giãn vào cuối tuần và đảm bảo giấc ngủ đủ.

Lời kết  

Yêu công việc không có nghĩa là phải lao đầu vào làm việc không ngừng nghỉ. Nhận thức đúng tình trạng của bản thân và áp dụng chế độ nghỉ ngơi hợp lý là những bước cần thiết để duy trì đam mê công việc một cách lành mạnh và hiệu quả.

Tracnghiemtinhcach.vn luôn đồng hành để giúp bạn hiểu rõ bản thân qua bài test DISC. Từ đó giúp bạn nhận diện những khuynh hướng dễ dẫn đến workaholism và đưa ra các biện pháp cụ thể để cải thiện.

FAQs

1. Tại sao workaholic thường bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe?

Người nghiện công việc thường coi các dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe như mệt mỏi, căng thẳng và mất ngủ là những vấn đề nhỏ có thể vượt qua. Họ tin rằng làm việc chăm chỉ hơn sẽ giúp giải quyết mọi vấn đề và đạt được thành công. 

2. Có nên đặt ra giới hạn thời gian làm việc mỗi ngày?

Việc đặt ra giới hạn thời gian làm việc mỗi ngày là một cách hiệu quả giúp bạn duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân, giảm nguy cơ kiệt sức và các vấn đề sức khỏe. 

3. Bài test DISC giúp gì trong việc nhận diện và giải quyết workaholism?

Bài test DISC giúp bạn hiểu rõ hơn về tính cách và phong cách làm việc của mình, từ đó nhận diện các khuynh hướng dễ dẫn đến workaholism. Hiểu rõ bản thân giúp bạn điều chỉnh phong cách làm việc và duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân.

messenger