bookmark

Table of content

Peer Pressure Là Gì? Gen Z và cuộc chiến với “áp lực đồng trang lứa”

Peer pressure là gì? Là Gen Z, ai cũng cần vượt qua “áp lực đồng trang lứa” để trưởng thành.

Peer Pressure Là Gì? Gen Z và cuộc chiến với “áp lực đồng trang lứa”

Oct. 21, 2022, 2:49 AM

By Admin

Peer Pressure Là Gì? Gen Z và cuộc chiến với “áp lực đồng trang lứa”

Ai trong chúng ta chưa từng một lần so sánh bản thân với người khác? 

Áp lực đồng trang lứa là một hiện tượng phổ biến, đặc biệt là trong thế hệ Gen Z. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này và đồng hành cùng bạn tìm ra cách vượt qua.

Peer pressure là gì?

Peer pressure, hay áp lực đồng trang lứa, là khi chúng ta bị ảnh hưởng bởi những người bạn, đồng nghiệp hoặc nhóm xã hội mà chúng ta thường xuyên gặp gỡ. Áp lực “phải bằng bạn bằng bè” này khiến chúng ta định hướng bản thân phải thay đổi cách cư xử, suy nghĩ, hoặc quyết định của mình để đạt được mục tiêu giống mọi người trong nhóm. 

Sự thật là peer pressure xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ khi chúng ta bắt đầu đi học, bắt đầu “networking”, mở rộng mối quan hệ cho đến khi trưởng thành và già đi. Chỉ là, khi chúng ta còn trẻ và có nhiều hoài bão, nhiều tham vọng thì việc thua kém người khác ở điểm sổ, mức lương, danh tiếng dường như “là một gáo nước lạnh” tạt vào chính lòng tự trọng của mỗi người. Do đó, không dễ để chấp nhận hay bảo rằng “bạn không nên so sánh với người khác”. 

Vì sao Gen Z bị ảnh hưởng bởi áp lực đồng trang lứa? 

Như đã đề cập, ai cũng từng bị áp lực khi trải qua cảm giác bị so sánh với người khác. Tuy nhiên, áp lực này thường xuất hiện nhiều nhất ở giai đoạn niên thiếu hay ở các bạn trẻ hiện nay, nguyên do là bởi: 

Khát khao được công nhận 

Thế hệ Gen Z được sinh ra và lớn lên với nhiều biến động và hầu hết họ được “mặc định” hay kỳ vọng phải có nhiều kỹ năng, phải làm được nhiều công việc và phải đạt được nhiều thành tích khác nhau. Theo một khảo sát của American Psychological Association, khoảng 45% Gen Z cho biết họ cảm thấy áp lực về việc đạt được thành công trong cuộc sống. 

Tuy nhiên, các bạn Gen Z hay thậm chí là Gen Alpha vẫn đang trong giai đoạn trưởng thành về mặt nhận thức và cảm xúc nên việc người khác có được sự công nhận từ mọi người chứ không phải bản thân sẽ để lại “sự đả kích” lớn trong nhận thức mỗi bạn.  

Do đó, áp lực đè áp lực, dẫn đến việc các bạn trẻ “bào mòn” sức khỏe, không ngừng cố gắng để “không bị bỏ lại phía sau” và giành được sự chú ý, công nhận từ xã hội như một minh chứng của sự thành công hơn các bạn đồng trang lứa. 

Chuẩn mực xã hội (social norism) 

Các chuẩn mực xã hội (social norms) đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành áp lực đồng trang lứa. Trong một xã hội, có những kỳ vọng ngầm định về hành vi, thành tựu và cách thức mà mỗi cá nhân nên tuân theo để không bị đánh giá là “thất bại” hay “không đạt chuẩn”. 

Sự khác biệt giữa mong muốn cá nhân và áp lực phải đáp ứng các chuẩn mực xã hội khiến nhiều bạn trẻ cảm thấy căng thẳng và lo lắng về việc bị so sánh với người khác, dẫn đến tình trạng áp lực đồng trang lứa ngày càng gia tăng.

Chủ nghĩa tập thể (collectivism)

Người Á Đông thường xem trọng chủ nghĩa tập thể tức họ đánh giá cao sự giúp đỡ và mối quan hệ mật thiết giữa người với người trong cộng động. Nhiều nghiên cứu cho rằng ‘sự so sánh xã hội’  (social comparison) có xu hướng xuất hiện nhiều hơn ở những người được nuôi dạy trong nền văn hóa tập thể này. 

Việt Nam chúng ta cũng không ngoại lệ. Chắc hẳn chúng ta ai cũng nghe câu “Con nhà người ta thì…. còn conn nhà mình thì..” từ các bậc phụ huynh mỗi khi nhận được điểm số hay thành tích cuối kỳ. Những điều này trực tiếp tạo nên áp lực tâm lý phải ganh đua với các bạn cùng tuổi để phụ huynh và thầy cô vui lòng. 

Ảnh hưởng của mạng xã hội 

Một trong các nguyên do dẫn đến Peer pressure là sự ảnh hưởng của rất nhiều mạng xã hội hiện nay. Là thế hệ tiếp xúc với sự bùng nổ công nghệ, Gen Z sống trong một thế giới Phigital (Physical + Digital), ranh giới giữa thế giới thực và ảo đối với thế hệ này dường như bằng không. 

Nghiên cứu từ Vinaresearch chỉ ra rằng người Việt Nam dành trung bình 2.12 tiếng mỗi ngày để truy cập mạng xã hội. Do đó, việc nhìn thấy người khác có cuộc sống sung túc, có công việc ổn định ở các tập đoàn lớn hay có một thành tựu nào đó khiến các bạn trẻ cảm thấy bản thân thua thiệt, buồn bã hoặc ghen tị. Từ đó, các bạn sẽ thường thúc ép bản thân phải bắt kịp. 

Peer pressure có thể để lại hậu quả như thế nào? 

Peer pressure có thể để lại hậu quả như thế nào?

Áp lực đồng trang lứa (peer pressure) có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất của các cá nhân. Dưới đây là một số hậu quả phổ biến:

Lạc lối khi “định vị bản thân” 

Các bạn trẻ thường cần thời gian và trải nghiệm để xác định sở thích và khả năng của mình, đặc biệt trong việc chọn ngành và nghề. Tuy nhiên, áp lực đồng trang lứa có thể làm mất đi sự tự tin và cá tính riêng biệt của mỗi người. 

Áp lực liên tục từ việc so sánh và phải đáp ứng kỳ vọng của người khác khiến các bạn trẻ dễ bị lạc lối, đưa ra quyết định mà không thực sự hiểu rõ lý do và mong muốn của bản thân. Lâu dần, điều này có thể dẫn đến hoang mang và khó khăn trong việc xác định con người mình sẽ trở thành

Gia tăng căng thẳng và lo âu 

Áp lực đồng trang lứa có thể dẫn đến mức độ căng thẳng và lo âu cao. Nghiên cứu cho thấy áp lực từ bạn bè và mạng xã hội là nguyên nhân chính dẫn đến lo âu và trầm cảm ở thanh thiếu niên​.Việc luôn cảm thấy bị so sánh với người khác có thể khiến các bạn trẻ cảm thấy quá tải và kiệt sức vì luôn phải suy nghĩ, nỗ lực hết mình để tìm cách “vượt mặt” hình mẫu lý tưởng đó. 

Tổn thương tâm lý kéo dài 

Chắc hẳn nhiều bạn đã từng xúc động hay yếu đuối vì có quá nhiều kỳ vọng đặt trên vai mà không ai hiểu được trên đôi vai đó cũng có những khó khăn cần được chia sẻ. 

Các cảm xúc mệt mỏi và chán chường do áp lực đồng trang lứa không chỉ dừng lại ở mức độ tức thời mà còn có thể kéo dài và gây ra những tổn thương sâu sắc. Những cảm giác tiêu cực như tự ti, lo âu và trầm cảm có thể kéo dài và gây ra “hiện tượng trauma” trong dài hạn. 

Vậy Peer pressure có tiêu cực như chúng ta nghĩ?

Áp lực đồng trang lứa (peer pressure) có thể mang đến cả tác động tích cực và tiêu cực. Mặt tiêu cực của áp lực đồng trang lứa quá mức là ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, gây ra tình trạng kiệt sức (burnout) và làm lu mờ giá trị thực sự của bản thân. Mỗi người đều có những điểm mạnh, điểm yếu và tính cách khác nhau, giống như bài test DISC đã chỉ ra 4 nhóm tính cách mà trong chúng ta ai cũng có. Vì vậy, không có sự lựa chọn nào hoàn toàn đúng hay sai; điều quan trọng là lựa chọn đó có phù hợp với bản thân hay không.

Ngược lại, áp lực đồng trang lứa vừa đủ có thể trở thành động lực tích cực, thúc đẩy thế hệ trẻ không ngừng cải thiện bản thân và trở nên cầu tiến hơn trong cuộc sống. Điều quan trọng là Gen Z cần xây dựng cho mình lối tư duy phát triển, nhận diện cuộc sống theo hướng tích cực và không quên giá trị cốt lõi của bản thân.

5 Bước để Gen Z biến áp lực thành động lực 

 Peer pressure là gì? 5 Bước để Gen Z biến áp lực thành động lực

Dưới đây là năm bước giúp Gen Z chuyển hóa áp lực thành động lực để phát triển và thành công trong cuộc sống:

Tôn trọng giá trị của bản thân 

Trước khi chinh phục những mục tiêu lớn, hãy bắt đầu bằng việc hiểu rõ bản thân. Điểm mạnh của bạn là gì? Đam mê của bạn nằm ở đâu? Việc xác định rõ những điều này sẽ giúp bạn xây dựng một lộ trình phát triển phù hợp và bền vững. Tránh để những yếu tố xung quanh làm lay động bạn. Hãy nhớ rằng, thành công chỉ đến khi bạn làm những điều mình yêu thích.

Tập trung quy trình, không phải kết quả 

Dù bạn đang học tập hay làm việc, hãy cố gắng hết sức để hoàn thành nhiệm vụ tốt nhất có thể. Hãy tập trung vào việc hoàn thiện bản thân mỗi ngày. Đặt ra những mục tiêu nhỏ, cụ thể và kiên trì thực hiện. Thành công là tổng hòa của những nỗ lực nhỏ bé,chứ không phải một bước nhảy vọt.

Hiểu rằng ai cũng có định hướng riêng 

Nhận thức rằng mỗi người có một con đường và mục tiêu riêng giúp giảm bớt áp lực so sánh. Việc tập trung vào định hướng cá nhân giúp bạn phát triển một cách tự nhiên và bền vững. "Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh," mỗi người có một hành trình riêng và không cần so sánh với người khác.

Luôn yêu thương chính mình 

Việc hiểu rõ bản thân không chỉ dừng lại ở việc biết mình là ai mà còn là cách bạn đối xử với chính mình. Hãy chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần. Có nhiều công cụ như bài kiểm tra DISC để giúp bạn hiểu rõ bản thân. Những bài kiểm tra này cung cấp thông tin về tính cách và điểm mạnh, hỗ trợ bạn đưa ra quyết định phù hợp trong học tập và công việc. Việc thấu hiểu và yêu thương bản thân giúp bạn phát triển dựa trên tiềm năng của mình​

Lời kết

Áp lực đồng trang lứa (peer pressure) ở thế hệ Gen Z là kết quả của sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội và việc tiếp cận thông tin dễ dàng. Tuy nhiên, loại áp lực này có cả mặt tốt và mặt xấu.

Sức mạnh nội tại và sự tự lực là chìa khóa để phát triển tích cực, tránh bị ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài. Tracnghiemtinhcach.vn luôn đồng hành cùng bạn, cung cấp các công cụ như bài kiểm tra DISC để giúp bạn hiểu rõ bản thân và phát triển toàn diện.

messenger