Table of content
Tìm hiểu sự khác biệt giữa Executive và Specialist. Lựa chọn nào tốt cho sự nghiệp của bạn?
Oct. 25, 2024, 11:22 AM
Trong môi trường doanh nghiệp, các vị trí Executive và Specialist đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của công ty. Tuy mỗi vị trí có trách nhiệm khác nhau và đòi hỏi các kỹ năng riêng biệt, nhưng sự phối hợp giữa hai vai trò này chính là yếu tố then chốt cho thành công của tổ chức. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác biệt và giá trị của mỗi vị trí.
Executive là những người giữ vai trò quản lý cấp cao hoặc điều hành trong doanh nghiệp. Các Executive chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ hoạt động của một bộ phận hoặc toàn công ty, đồng thời đưa ra các quyết định chiến lược ảnh hưởng đến sự phát triển và thành công của tổ chức. Vị trí này yêu cầu các kỹ năng quản lý, lãnh đạo đội nhóm và khả năng đưa ra quyết định nhanh chóng, hiệu quả.
Người phù hợp với vai trò Executive thường là những người có khả năng lãnh đạo và tư duy chiến lược, mang tính quyết đoán và sẵn sàng chịu trách nhiệm. Trong mô hình DISC, những người thuộc nhóm Dominance (D) và Influence (I) sẽ rất phù hợp với vai trò này. Họ có xu hướng tập trung vào kết quả, có động lực mạnh mẽ và sẵn sàng thúc đẩy người khác để đạt được mục tiêu.
Tính cách tiêu biểu:
Specialist là những người có chuyên môn sâu trong một lĩnh vực cụ thể. Specialist thường tập trung vào các công việc liên quan đến chuyên môn của mình và được công nhận nhờ trình độ cao cấp và khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp. Specialist không cần quản lý toàn bộ tổ chức nhưng là người đảm nhận các công việc chi tiết liên quan đến lĩnh vực cụ thể mà họ phụ trách.
Người phù hợp với vị trí Specialist là những người có khả năng tập trung cao độ vào một lĩnh vực nhất định và đạt được chuyên môn sâu. Trong mô hình DISC, những người thuộc nhóm Conscientiousness (C) và Steadiness (S) thường rất phù hợp với vai trò này. Họ tỉ mỉ, chi tiết, và luôn cam kết về chất lượng trong công việc.
Tính cách tiêu biểu:
Executive đóng vai trò lãnh đạo, có trách nhiệm điều hành, giám sát và đưa ra các quyết định chiến lược nhằm đảm bảo sự phát triển và thành công của tổ chức. Ngược lại, Specialist là những người chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể, với nhiệm vụ tập trung vào công việc chuyên môn chi tiết, cung cấp giải pháp chuyên sâu và hỗ trợ doanh nghiệp trong mảng họ phụ trách.
Hãy xem bảng so sánh dưới đây để làm rõ sự khác biệt giữa hai vị trí này:
Tiêu chí | Executive | Specialist |
Vai trò chính | Quản lý đội nhóm, điều hành chiến lược | Chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể |
Trách nhiệm | Giám sát toàn bộ hoạt động, đưa ra quyết định chiến lược cho doanh nghiệp | Cung cấp giải pháp chuyên môn, hỗ trợ trong lĩnh vực cụ thể |
Kỹ năng cần thiết | Lãnh đạo, quản lý, ra quyết định, tư duy chiến lược | Kiến thức chuyên sâu, giải quyết vấn đề trong lĩnh vực chuyên môn |
Phạm vi công việc | Tổng thể, bao quát nhiều lĩnh vực trong doanh nghiệp | Tập trung vào một lĩnh vực hoặc nhiệm vụ cụ thể |
Cơ hội thăng tiến | Thăng tiến lên các vị trí quản lý cấp cao hơn như CEO, CFO, CMO | Trở thành chuyên gia hàng đầu hoặc cố vấn trong lĩnh vực |
Yêu cầu kiến thức | Kiến thức tổng hợp về nhiều mảng khác nhau của doanh nghiệp | Kiến thức chuyên sâu, tập trung vào một chuyên môn nhất định |
Tính chất công việc | Đưa ra định hướng và chiến lược dài hạn cho tổ chức | Thực hiện các nhiệm vụ chi tiết, liên quan đến chuyên môn cụ thể |
Dưới đây là một số vị trí phổ biến của Executive và Specialist cùng với mức lương trung bình, theo TOP trang tuyển dụng uy tín (Mức lương chỉ mang tính tham khảo) :
Vị trí Executive | Nhiệm vụ chính | Mức lương trung bình (triệu VND/tháng) |
Marketing Executive | Lên kế hoạch và triển khai chiến lược marketing cho doanh nghiệp | 10 - 20 |
SEO Executive | Quản lý và tối ưu hóa chiến lược SEO, cải thiện xếp hạng trang web | 12- 15 |
HR Executive | Điều hành và quản lý các hoạt động nhân sự của công ty | 12-15 |
Sales Executive | Giám sát các hoạt động bán hàng, xây dựng chiến lược kinh doanh | 10 - 25 (Tùy theo hoa hồng của từng công ty) |
Legal Executive | Cung cấp tư vấn pháp lý, đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ pháp luật | 16 - 20 |
PR Executive | Xây dựng và quản lý hình ảnh thương hiệu với công chúng | 13 - 15 |
Account Executive | Quản lý và chăm sóc khách hàng, điều hành các dự án liên quan | 12 - 15 |
E-commerce Executive | Quản lý kênh bán hàng trực tuyến và chiến lược thương mại điện tử | 12 - 30 |
Vị trí Specialist | Nhiệm vụ chính | Mức lương trung bình (triệu VND/tháng) |
Communication Specialist | Xây dựng chiến lược truyền thông nội bộ và đối ngoại | 12 - 18 |
HR Specialist | Quản lý hệ thống nhân sự như: tuyển dụng, đào tạo, phát triển nhân sự và quản lý các quy trình hành chính nhân sự | 15 - 30 |
Finance Specialist | Phân tích tài chính, quản lý dòng tiền và tư vấn đầu tư | 20 - 35 |
SEO Specialist | Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, xây dựng chiến lược SEO nhằm cải thiện xếp hạng của website trên các công cụ tìm kiếm. | 11 - 22 |
PR Specialist | Xây dựng và quản lý quan hệ với các phương tiện truyền thông, lập kế hoạch và thực hiện các chiến dịch PR | 18 - 30 |
Logistics Specialist | Quản lý chuỗi cung ứng và vận hành logistics, bao gồm điều phối, vận chuyển hàng hóa, quản lý kho bãi | 10 - 25 |
✍️Sự thật là?
Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp chưa thực sự phân biệt rõ ràng giữa các khái niệm Executive và Specialist. Đôi khi, các nhà tuyển dụng có xu hướng xem chúng như cùng một cấp bậc cao hơn so với vị trí Junior, mà không thực sự hiểu sâu về sự khác biệt trong vai trò, trách nhiệm và kỹ năng yêu cầu.
Do đó, khi tìm kiếm việc làm trên các trang tuyển dụng, đừng quá ngạc nhiên khi thấy một số công ty tuyển dụng một vị trí Executive hoặc Specialist với mức lương từ 8 triệu nhé.
Sau khi đã hiểu rõ về sự khác biệt và yêu cầu của các vị trí Executive và Specialist, hãy xem xét một số xu hướng nhân sự và các yếu tố ảnh hưởng để đưa ra lựa chọn đúng đắn cho tương lai sự nghiệp của bạn.
Liệu có điểm giao thoa nào cho người Vừa giỏi chuyên môn, vừa thích quản lý hoặc học hỏi thêm các lĩnh vực liên quan? Câu trả lời là có. Mô hình nhân sự hình chữ T (T-shaped) tạo ra sự cân bằng giữa kỹ năng chuyên sâu và kỹ năng đa dạng, tận dụng những ưu điểm của cả hai.
Hãy nhìn phần chữ T: thanh ngang của chữ T tượng trưng cho sự đa dạng và linh hoạt, thể hiện khả năng của một cá nhân trong việc hiểu và làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Đây chính là kỹ năng mà những người có tầm nhìn rộng hoặc vị trí quản lý cần có để kết nối với các nhóm chuyên môn khác và điều phối công việc một cách hiệu quả.
Phần thanh dọc của chữ T tượng trưng cho sự chuyên sâu, đặc trưng của những người chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể. Đây chính là điểm mạnh của các Specialist - những người am hiểu sâu về một ngành nghề cụ thể và có khả năng giải quyết những vấn đề phức tạp trong lĩnh vực đó.
Với mô hình chữ T, người làm việc có thể phát triển theo cả hai hướng: Vừa có thể trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực (như Specialist), vừa có sự linh hoạt để làm việc với nhiều mảng khác nhau (như một Executive cần). Điều này không chỉ giúp họ thích ứng tốt hơn với thay đổi mà còn giúp họ đóng góp hiệu quả hơn trong các nhóm làm việc đa chức năng.
Nếu bạn thích vừa có chiều sâu về chuyên môn vừa muốn mở rộng kiến thức ở các lĩnh vực khác, mô hình chữ T là một hướng đi tuyệt vời để phát triển sự nghiệp.
Hiện nay, các công ty lớn thường tìm kiếm những nhân sự đa năng (Generalist) để có thể thích nghi với nhiều vai trò, trong khi những công ty chuyên biệt hoặc công nghệ cao vẫn rất cần Specialist.
Mô hình chung là khi bắt đầu sự nghiệp, bạn thường chọn một chuyên môn nhất định để phát triển, khả năng chuyên môn giúp bạn có được công việc. Nhưng sau vài năm, khi đã là chuyên gia trong lĩnh vực đó rồi mà lại có thêm năng lực tổng quát, bạn sẽ trở nên “bất khả chiến bại”.
📍Xu hướng 5 năm nữa? Nhân sự “đa-zi-năng’’ theo kiểu T-shaped đang dần trở thành xu hướng bắt buộc khi một nhân sự muốn nâng cấp bản thân và tăng sự cạnh tranh lao động trên thị trường. Vì một người theo hướng Chuyên - Tổng quát viên (Vừa có chuyên môn, vừa hiểu tổng quát) sẽ có những ưu thế như:
|
Đứng trên góc độ của mình, https://tracnghiemtinhcach.vn khuyên bạn nên phát triển theo hướng T-shaped để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân. Nhưng quan trọng nhất vẫn là lắng nghe chính mình. Mỗi người có sở thích, đam mê và thế mạnh riêng, vì vậy, hãy lựa chọn hướng đi dựa trên mong muốn cá nhân và tính cách của chính bạn.
Dù lựa chọn hướng đi nào, điều quan trọng nhất vẫn là bạn cảm thấy hài lòng và tự tin vào quyết định của mình. Sự phát triển sự nghiệp không nhất thiết phải theo một mô hình cố định, mà phải phù hợp với giá trị và mục tiêu cá nhân của bạn.
Dù bạn lựa chọn vị trí Executive hay Specialist, cả hai vị trí đều đóng góp giá trị quan trọng và không có vị trí nào tốt hơn vị trí nào – chỉ có sự phù hợp với tính cách và kỹ năng của mỗi cá nhân.
Nếu bạn đang tìm kiếm hướng đi phù hợp cho sự nghiệp, hãy thử khám phá thêm các công cụ đánh giá tính cách hoặc tìm kiếm các cơ hội nghề nghiệp phù hợp với kỹ năng và mong muốn của bạn qua bài test trắc nghiệm tính cách DISC.