Bạn muốn thành công ư? IQ cao thôi thì chưa đủ!

Hơn cả IQ, 2 yếu tố dưới đây mới thật sự quan trọng cho sự phát triển về nhận thức lẫn trí thông minh của một con người: trí tuệ cảm xúc (EQ), chỉ số vượt khó (AQ).

Bạn muốn thành công ư? IQ cao thôi thì chưa đủ!

Nov. 19, 2021, 4:19 AM

By Admin

Đầu thế kỷ thứ 20, “thuyết ưu sinh” trở nên phổ biến và lan rộng từ châu Âu đến châu Mỹ và cả châu Á. 

Nội dung của thuyết này phản ánh sự vô nhân đạo trong nhận thức của con người lúc bấy giờ về việc cải thiện gen di truyền của giống loài bằng cách triệt sản những người thuộc tầng lớp dị tật bẩm sinh, trí tuệ kém. 

Thay vào đó, chỉ những ai có gen di truyền thông minh mới được cho phép sinh con để giúp giống loài đi lên và giúp xã hội phát triển. 

Quyết định này còn được tòa án tối cao Hoa Kỳ thông qua vào năm 1924. Chưa dừng lại ở đó, vào thời Hitler, những đứa trẻ có chỉ số IQ thấp bị Đức quốc xã thẳng tay tử hình.

Theo thời gian, các nhà khoa học dần chứng minh được rằng kết quả của bài kiểm tra IQ không thể đánh giá hoàn toàn trí thông minh của mỗi người.

Cụ thể, chỉ số IQ có xu hướng tăng lên đáng kể qua từng thế hệ. Yếu tố gen di truyền chỉ đóng vai trò thứ yếu. 

Họ nhận định rằng yếu tố môi trường, giáo dục, hệ thống chăm sóc sức khỏe và những giá trị dinh dưỡng mà con người nhận được mới có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nhận thức và chỉ số thông minh ở con người. 

Bởi khi bạn thông minh, bạn có thể hiểu và tiếp thu nhanh chóng mọi chuyện, ghi nhớ chuẩn xác và xử lý vấn đề phát sinh hiệu quả

Có một sự thật không ai chối cãi, đó là chỉ số thông minh hay chỉ số IQ cao sẽ là tấm vé giúp bạn thông hành con đường đến đỉnh vinh quang của sự nghiệp một cách nhẹ nhàng hơn. 

Tuy nhiên, IQ cao không phải là tất cả!

Một nghiên cứu quy mô lớn, kéo dài trong vòng 70 năm của trường Đại học Chicago ở Mỹ đã chứng minh một sự thật thú vị.

Họ ghi nhận và quan sát hành trình từ lúc mới sinh đến trưởng thành của khoảng 70.000 đứa trẻ. 

Thí nghiệm này được thực hiện liên tiếp qua 5 thế hệ các nhà khoa học để thống kê dữ liệu. Kết quả chỉ ra rằng, IQ hầu như không có tác động gì to lớn đến sự thành công của những người được thí nghiệm trên.

Hơn cả IQ, 2 yếu tố dưới đây mới thật sự quan trọng cho sự phát triển về nhận thức lẫn trí thông minh của một con người.

1. Trí tuệ cảm xúc - Emotional Quotient (EQ)

Là một khái niệm sinh sau đẻ muộn, EQ không được biết đến mãi đến khi Daniel Goleman xuất bản cuốn sách Trí tuệ cảm xúc vào năm 1995. 

Mặc dù xuất hiện khá trễ nhưng cuốn sách đã tạo nên một tiếng vang lớn. Ông cho rằng chỉ số EQ phản ánh năng lực tự nhận thức và điều chỉnh cảm xúc cá nhân. Nó còn thể hiện qua việc đồng cảm và thấu hiểu với người khác. Từ đó mà các mối quan hệ xã hội của những người có EQ cao cũng trở nên chất lượng hơn.

Ở thời đại mà định kiến “Nhất quan hệ nhì tiền tệ” vẫn còn khá phổ biến như ngày nay, thật khó mà bác bỏ nhận định rằng những người có EQ cao sẽ có khả năng dễ thành công hơn. 

Họ biết cách đọc và thấu hiểu đối phương thông qua những cử chỉ và nét mặt. Họ dễ đồng cảm và chia sẻ với những cảm xúc khó ai hiểu. Họ dễ dàng hòa nhập, thích nghi với một tập thể và làm việc tốt với mọi người.

Đọc thêm: Đọc vị khách hàng - kỹ năng sale thành công

Chỉ số EQ cao cũng là giải pháp vô hình nhưng hữu hiệu giúp con người tự biết cách giải phóng các năng lượng tiêu cực, đón nhận phê bình và sự phản đối một cách cởi mở hơn. 

Điều này là cực kỳ cần thiết trong việc học hỏi và phát triển bản thân ở bất kỳ môi trường làm việc nào, cái mà những người có chỉ số IQ cao với cái tôi lớn chưa chắc đã có thể quản lý được

Chỉ số EQ còn liên quan đến khả năng giao tiếp với người khác. Nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ được tự do tìm hiểu và tham gia nhiều hoạt động xã hội sẽ có khả năng giao tiếp tốt và thành công cao hơn những đứa trẻ được bảo bọc, nuông chiều. 

Bởi kỹ năng giao tiếp và đàm phán tốt thường nhận được sự tôn trọng từ người khác và hạn chế những xung đột không cần thiết. 

2. Chỉ số vượt khó - Adversity Quotient (AQ)

Trong một nghiên cứu về thuyết đa trí tuệ - Multiple Intelligences, những người Do Thái - dân tộc thông minh nhất thế giới đã trình bày một công thức đánh giá mức độ thành công của con người.

Công thức thành công = 20% IQ + 80% (AQ + EQ)

Người đầu tiên mang thuật ngữ chỉ số vượt khó này đến với thế giới là nhà tâm lý học Paul G.Stoltz. Đây là chỉ số nhận xét về khả năng vượt lên nghịch cảnh và chiến thắng những trở ngại của một người.

Theo từ điển bách khoa toàn thư, “chỉ số AQ là một trong những chỉ số có thể xảy ra về sự thành công trong cuộc sống của một người và cũng chủ yếu hữu ích để dự đoán thái độ tâm lý, căng thẳng tinh thần, sự kiên trì, tuổi thọ, học tập và phản hồi đối với các thay đổi trong môi trường”

Chỉ số AQ cũng giải thích tại sao một vài người trong chúng ta dễ dàng nản chí và bỏ cuộc khi vấp ngã còn một số khác thì lại vươn lên mạnh mẽ và còn thành công hơn mong đợi.

Ở học sinh, sinh viên, chỉ số AQ được thể hiện ở tinh thần chăm chỉ, cố gắng ôn luyện trước các kỳ thi. Với những ai đã bắt đầu đi làm, chỉ số này được thể hiện qua cách mà họ kiên trì tìm tòi, học hỏi, vượt qua các thí sinh khác để vào được vị trí mình mong muốn. 

Người có chỉ số vượt khó cao thường luôn biết cách nhìn nhận vấn đề ở khía cạnh tích cực nhất dù chuyện đó có tồi tệ đến đâu. Đối với họ, thành công chỉ đến khi họ chuẩn bị kỹ lưỡng nhất là về mặt tinh thần. 

Họ không muốn đổ lỗi cho hoàn cảnh và luôn tìm cách tìm ra phương án giải quyết triệt để. Đây cũng là tính cách chung thường thấy của nhiều nhà khởi nghiệp trên thị trường khi một dự án ra mắt công chúng có khả năng thành bại là 50 - 50. Tuy vậy điều này không làm khó được họ cố gắng thực hiện dự định của mình đến cùng.

KẾT LUẬN: ĐỂ THÀNH CÔNG, CHỈ SỐ IQ CAO THÔI LÀ CHƯA ĐỦ!

Có được chỉ số thông minh cao là một phần lợi thế. Tuy nhiên, chỉ vậy thôi thì cũng không thể khẳng định sự thành công của một người. 

Với những bậc cha mẹ, chúng ta cũng cần bớt lo lắng khi thấy con mình không sở hữu chỉ số thông minh cao như bạn bè. Bởi như những chứng minh ở trên, IQ hoàn toàn có thể được nuôi dưỡng.

Bên cạnh đó, trí tuệ cảm xúc cũng là điều chúng ta nên quan tâm hơn bằng cách nuôi dạy trẻ những kỹ năng sống, trò chuyện nhiều hơn, dạy trẻ cách ghi nhận lời khen, đón nhận phê bình và đồng cảm với người khác để bồi đắp cảm xúc và phát triển toàn diện lẫn về kiến thức, kỹ năng sống, thái độ sống và tinh thần của trẻ.  

Đây sẽ là chìa khóa hoàn hảo để mỗi chúng ta khi lớn lên sẽ hoàn toàn tự tin vào bản thân và nắm bắt mọi cơ hội có thể để hướng đến thành công. 

Làm ngay bài trắc nghiệm IQ miễn phí tại đây để khám phá chỉ số thông minh của bạn nhé!

messenger