bookmark

Table of content

Quan điểm về nhảy việc: Người trẻ năng động có nên “năng” chuyển công ty?

Nhảy việc cũng giống như chọn quán ăn: nếu mãi đắn đo, có khi bụng đã đói mà vẫn chưa quyết định được nơi nào “đủ ngon” để gắn bó lâu dài.

Quan điểm về nhảy việc: Người trẻ năng động có nên “năng” chuyển công ty?

Aug. 23, 2024, 3:27 AM

By Admin

Theo kết quả khảo sát của Anphabe, 62% các bạn trẻ nhảy việc ngay trong năm đầu tiên đi làm. Vỡ mộng khi đi làm, thế hệ nào cũng từng trải qua. Thế nhưng, xu hướng nhảy việc lại xảy ra “chóng vánh” hơn ở thế hệ Gen Z. Đi làm  - vỡ mộng - nhảy việc là vòng lặp luẩn quẩn mà nhiều bạn trẻ gặp phải và họ đang cố gắng để vượt qua.

Tại sao và “liệu nhảy việc có xấu không?”, bài viết dưới đây sẽ đưa ra các quan điểm khác nhau về nhảy việc.  

Nhảy việc là gì? 

Nhảy việc là gì? Tại sao nhảy việc lại trở thành xu hướng

Nhảy việc là hành động thay đổi công ty hoặc vị trí công việc trong một khoảng thời gian ngắn hơn so với thông lệ truyền thống.

Điều này thường xuất phát từ mong muốn tìm kiếm cơ hội phát triển, nâng cao thu nhập, trải nghiệm môi trường làm việc mới, hoặc đơn giản là để tránh sự nhàm chán và cảm giác bị "đóng khung" trong một công việc cố định. 

💡CÓ THỂ BẠN… ĐÃ BIẾT RỒI!
Theo nghiên cứu, ý định gắn bó với công việc của Gen Z là khoảng 2,2 năm thấp hơn khá nhiều so với Gen Y là 3,2 năm và Gen X là 4,3 năm. 

“Thời điểm vàng” để nhảy việc là khi nào? 

Nhảy việc không chỉ là một lựa chọn hợp lý mà còn là một bước đi cần thiết để bảo vệ sức khỏe tinh thần và phát triển sự nghiệp.

Dựa trên lý thuyết Super’s Life-Span, Life-Space, sự nghiệp của mỗi người trải qua 5 giai đoạn chính, và nhảy việc thường xuất hiện mạnh mẽ trong hai giai đoạn Khám phá (tuổi teen đến giữa 20 tuổi) và Thiết lập (từ 20 đến giữa 40 tuổi). Bởi hai giai đoạn này, các cá nhân bắt đầu khám phá khả năng của bản thân và tìm kiếm cơ hội thăng tiến sâu trong công việc. Kết hợp với thời điểm thực tế, chúng ta có 4 thời điểm thị trường lao động “nhộn nhịp” nhất: 

  • Sau 12 tháng: Khi bạn muốn phát triển kỹ năng mới nhưng công việc hiện tại không cho phép.
  • Cuối năm (tháng 11 - tháng 1): Sau khi nhận thưởng và hoàn thành các dự án, nhiều người bắt đầu tìm kiếm cơ hội mới.
  • Tháng 3 - tháng 4: Sau kỳ nghỉ Tết, khi các dự án mới triển khai và bạn nhận ra sự không phù hợp trong công việc hiện tại.
  • Sau vài tháng làm việc: Khi nhận ra không phù hợp với văn hóa công ty.

Vì sao nhân sự trẻ nhảy việc? 

Nếu bạn đọc đến đây, có phải bạn đã từng cân nhắc sẽ nhảy việc trong tương lai? Thực chất, rất nhiều các bạn trẻ nghĩ đến vấn đề này. Check ngay các nguyên do dưới đây để xem tại sao chúng ta lại hay mường tượng về “nhảy việc”: 

Vì sao nhân sự trẻ nhảy việc?

Không hài lòng với môi trường làm việc 

Khi đi học thì ngôi trường là “ngôi nhà thứ hai” còn khi đi làm, môi trường làm việc cũng không khác gì một “ngôi nhà thứ hai” do chúng ta dành hơn 8 tiếng để “sinh hoạt” , tiếp xúc và giao tiếp trong môi trường đó.

Vì thế, nếu môi trường làm việc “toxic”, căng thẳng làm cho nhân viên kiệt sức (burn out) hay cảm thấy thiếu cơ hội thăng tiến, đặc biệt là nhân sự trẻ thì việc “nhảy việc” tỷ lệ cao sẽ xảy ra. Nhân sự trẻ sẽ sẵn lòng “Xách ba lô lên và đi” tìm kiếm một “ngôi nhà” khác thích hợp hợp hơn.

Mức lương không đáp ứng kỳ vọng 

Không ai muốn làm việc vất vả mà cuối tháng vẫn thấy ví mình trống rỗng, đúng không? Theo nghiên cứu của Glassdoor, 45% người lao động sẽ rời bỏ công việc nếu mức lương không xứng đáng với công sức bỏ ra. Điều này đặc biệt đúng với giới trẻ, những người có kỳ vọng cao về thu nhập. 

Nhiều người chọn làm thêm nghề tay trái để tăng thu nhập, nhưng nếu lương chính vẫn không cải thiện, họ thường tìm đến công việc mới với mức lương tốt hơn.

—> Đọc thêm: Tổng hợp 10 Nghề tay trái “tăng gấp hai lương” cho dân văn phòng

Thiếu định hướng và sự cam kết

Sự cam kết và định hướng nghề nghiệp cần xuất phát từ cả hai phía: nhân sự trẻ và doanh nghiệp. Một số bạn trẻ có thể chưa rõ con đường sự nghiệp của mình, trong khi một số công ty lại thiếu lộ trình thăng tiến cụ thể. Khi cả hai yếu tố này đều thiếu, "nhảy việc" gần như trở thành điều tất yếu. 

Theo khảo sát của Gallup, 55% millennials không cảm thấy gắn bó với công việc hiện tại vì thiếu định hướng, và 44% cho biết họ sẽ rời bỏ công việc trong vòng hai năm nếu không thấy sự cam kết từ công ty​

Bạn đang “lạc trôi” và chưa biết mình HỢP với công việc nào?

Đừng lo! tracnghiemtinhcach.vn mang đến cho bạn bài test tính cách DISC - một công cụ giúp bạn khám phá phong cách làm việc và nghề nghiệp “chân ái” cho bản thân. 

Ảnh hưởng từ mạng xã hội 

Mạng xã hội không chỉ là nơi để kết nối bạn bè mà còn là nơi dễ "dính thính" từ những cơ hội việc làm mới hay những thứ tốt đẹp “bề nổi” trên các nền tảng.  Khi người trẻ nhìn thấy bạn bè hoặc đồng nghiệp chia sẻ về công việc mới, môi trường làm việc tuyệt vời, họ bắt đầu suy nghĩ và cân nhắc việc nhảy việc để có được điều tương tự. 

Đặc thù, đặc tính ngành nghề 

Nếu bạn làm trong các ngành như công nghệ, marketing hay truyền thông, việc nhảy việc gần như là chuyện bình thường. Những ngành này đòi hỏi sự sáng tạo, linh hoạt và khả năng thích ứng nhanh với các xu hướng mới. 

Theo báo cáo "Workforce Vitality Report" của ADP, ngành công nghệ có tỷ lệ nhảy việc trung bình hàng năm là 12.3%, cao hơn nhiều so với các ngành khác. Trong khi đó, ngành giáo dục và y tế có tỷ lệ nhảy việc thấp nhất, chỉ khoảng 8% mỗi năm.

Lợi ích và mặt trái của nhảy việc là gì? 

 Lợi ích và mặt trái của nhảy việc là gì?

Nhảy việc không phải lúc nào cũng là điều xấu, nhưng nó cũng đi kèm với những thách thức. Dưới đây là một bảng so sánh giữa lợi ích và mặt trái của việc nhảy việc để bạn có cái nhìn rõ hơn trước khi quyết định:

Lợi ích của nhảy việcMặt trái của nhảy việc  
1. Có nguồn thu nhập cao hơnNhảy việc có thể giúp bạn thương lượng mức lương cao hơn khi chuyển sang công ty mới.1. Tốn thời gian để "bắt đầu lại"Mỗi lần nhảy việc, bạn phải làm quen với môi trường mới, quy trình mới, và đồng nghiệp mới.
2. Sở hữu bộ kỹ năng đa dạngMỗi công việc mới mang lại cơ hội học hỏi và tích lũy kỹ năng mới.2. Ấn tượng xấu với nhà tuyển dụngNhảy việc quá thường xuyên có thể khiến nhà tuyển dụng lo ngại về sự ổn định và cam kết của bạn.
3. Mở rộng mối quan hệLàm việc ở nhiều nơi giúp bạn xây dựng mạng lưới quan hệ rộng rãi, hỗ trợ cho sự nghiệp trong tương lai.3. Khó thăng tiến trong sự nghiệpThay đổi công việc liên tục có thể làm gián đoạn quá trình xây dựng lộ trình thăng tiến dài hạn.

Quan điểm “hai chiều” về nhảy việc 

Nhân sự trẻ nhảy việc để phát triển, nhưng nhà tuyển dụng lo ngại về sự thiếu ổn định. Vậy hai quan điểm này thực chất là gì? 

Quan điểm “hai chiều” về nhảy việc

Nhân sự trẻ: Nhảy việc để thay đổi, thay đổi để phát triển 

Đối với nhiều người trẻ, nhảy việc không chỉ là một lựa chọn mà còn là chiến lược để phát triển sự nghiệp. Họ tin rằng mỗi lần nhảy việc là một cơ hội để học hỏi những kỹ năng mới, mở rộng mạng lưới quan hệ và tìm kiếm một môi trường làm việc phù hợp hơn.

Không chỉ dừng lại ở lương bổng hay cơ hội thăng tiến, giới trẻ ngày nay còn đặc biệt quan tâm đến giá trị tinh thần mà công việc mang lại. Do đó, những công ty không thể đáp ứng được nhu cầu này có thể sẽ gặp khó khăn trong việc giữ chân các tài năng trẻ, đặc biệt là trong một thị trường lao động ngày càng cạnh tranh.

Nhà tuyển dụng: Nhảy việc càng nhiều, bạn càng “red”

Từ góc nhìn của nhà tuyển dụng, nhảy việc quá thường xuyên có thể là một tín hiệu đáng lo ngại. Những ứng viên có lịch sử nhảy việc liên tục dễ bị xem là thiếu sự cam kết và ổn định. 

Theo Richard Branson, nhà sáng lập của Virgin Group, “Loyalty is something that must be earned, not expected.” (Sự trung thành là thứ phải được xây dựng, chứ không phải điều hiển nhiên). 

Branson cho rằng, một khi nhà tuyển dụng đã đầu tư vào nhân viên, họ mong đợi sự gắn bó và đóng góp dài hạn. Thực chất, nếu bạn còn trẻ, nhảy việc không phải vấn đề quá lớn. Tuy nhiên, nếu bạn đã đi làm “lâu năm” nhưng nhảy việc liên tục thì chắc chắn bạn sẽ thành “red flag” – cờ đỏ cảnh bảo trong tâm trí nhà tuyển dụng. 

Gen Z nhảy việc sao cho khéo?  

Nhảy việc cũng là một nghệ thuật. Mà đã là nghệ thuật, cần phải có sự chuẩn bị và một chút sự “khéo léo” để bạn “đi hay ở” cũng được quý mến. 

Gen Z nhảy việc sao cho khéo? 

Cân nhắc kỹ trước khi nhảy việc 

Trước khi quyết định nhảy việc, hãy dành thời gian đánh giá xem công việc mới có phù hợp với định hướng sự nghiệp mà bạn đang theo đuổi hay không. Nếu bạn phân vân, hãy tự hỏi “Bạn nhìn thấy mình là ai trong công việc đó.”

Không ngừng tự vấn và xem xét cả công việc hiện tại, công việc sắp tới có cung cấp cơ hội học hỏi, phát triển kỹ năng mới và thăng tiến trong lĩnh vực bạn quan tâm hay không. Nếu công việc mới không giúp bạn tiến gần hơn đến mục tiêu dài hạn, thì có lẽ đây không phải là bước đi đúng đắn. Đừng để sự hấp dẫn của một mức lương cao hơn hoặc một vị trí danh giá hơn làm lu mờ tầm nhìn dài hạn của bạn.

Quản lý tài chính cá nhân

Nhảy việc có thể giúp bạn tăng thu nhập, nhưng cũng đi kèm với những rủi ro tài chính, đặc biệt trong thời gian đầu khi chưa quen với công việc mới. Để an tâm hơn, hãy lập kế hoạch quản lý tài chính kỹ lưỡng, chuẩn bị một khoản dự phòng để phòng khi có bất ngờ xảy ra.

Xây dựng mạng lưới quan hệ 

Giữ liên lạc với đồng nghiệp cũ và tích cực mở rộng mối quan hệ (networking) ở nơi làm việc mới là rất quan trọng. Những mối quan hệ này không chỉ giúp bạn có thêm cơ hội trong công việc mà còn là nguồn hỗ trợ quý giá khi cần lời khuyên hay sự giúp đỡ trong tương lai. Một mạng lưới quan hệ vững chắc sẽ giúp bạn tự tin và linh hoạt hơn khi đối mặt với những thay đổi. Và hãy nhớ, nếu có “nhảy việc” hãy nhảy việc trong hòa bình. 

FAQs

1. Làm thế nào để thuyết phục nhà tuyển dụng về quyết định nhảy việc của mình?
Hãy giải thích rõ ràng rằng quyết định của bạn dựa trên mong muốn phát triển bản thân, tìm kiếm thách thức mới và phù hợp hơn với mục tiêu sự nghiệp dài hạn.

2. Nhảy việc có ảnh hưởng đến sự ổn định cuộc sống không?
Có thể, đặc biệt trong giai đoạn đầu khi bạn cần thời gian thích nghi. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ lưỡng, việc nhảy việc có thể mang lại sự ổn định hơn về lâu dài.

3. Tôi có nên thông báo trước cho sếp hiện tại về ý định nhảy việc?
Có, việc thông báo trước giúp duy trì mối quan hệ tốt đẹp và thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn trong công việc.

Lời kết 

Nhảy việc có thể là bước ngoặt lớn trong sự nghiệp, mở ra những cơ hội mới mẻ nhưng cũng đầy thử thách. Đừng để những quyết định vội vàng khiến bạn đi lạc hướng.

Để chắc chắn rằng bạn đang chọn con đường phù hợp nhất, tracnghiemtinhcach.vn sẽ là người bạn đồng hành đáng tin cậy. Bài test tính cách DISC không chỉ giúp bạn khám phá bản thân mà còn định hình con đường sự nghiệp một cách rõ ràng hơn. 

messenger