Mục lục
Ai cũng đều khủng hoảng, ai cũng tự hỏi “mình là ai”. Nhưng ai sẽ chia sẻ bí quyết vượt qua khủng hoảng, bài viết này sẽ làm điều đó.
Apr. 23, 2021, 3:07 AM
Bạn có đang tự hỏi mình là ai? Có thể bạn đang tự đặt câu hỏi về mục đích sống hoặc giá trị của bản thân? Nếu vậy, có lẽ bạn đang trải qua điều mà nhiều người gọi là khủng hoảng bản sắc.
Identity Crisis - khủng hoảng bản sắc hay “khủng hoảng căn tính”, là giai đoạn khi một người cảm thấy mơ hồ, mâu thuẫn hoặc không chắc chắn về chính mình và vai trò của mình trong cuộc sống.
Đây thường là thời điểm ta đặt câu hỏi "Mình là ai?" và "Mình đang đi về đâu?". Điều này xảy ra khi giá trị, niềm tin hoặc mục tiêu cá nhân bị thử thách, dẫn đến cảm giác hoang mang.
💡Fun fact - người thông minh hay nổi tiếng cũng từng “khủng hoảng bản sắc”! Steve Jobs từng trải qua một khủng hoảng bản sắc lớn khi ông bị sa thải khỏi chính công ty mình sáng lập - Apple - vào năm 1985, và chính sự khủng hoảng đó đã thúc đẩy ông sáng tạo ra những đột phá sau này. |
Thuật ngữ "khủng hoảng bản sắc" được hai nhà tâm lý học người Mỹ gốc Đức, Joan và Erik Erikson, đặt ra. Từ đó, họ phát triển lý thuyết về các giai đoạn phát triển tâm lý xã hội. Công trình của Erikson đã truyền cảm hứng cho nhiều nhà tâm lý học khác khám phá sâu hơn về các cuộc khủng hoảng mà con người có thể trải qua trong cuộc sống.
Theo Erikson, khủng hoảng bản sắc thường diễn ra mạnh mẽ nhất trong tuổi vị thành niên. Ông mô tả giai đoạn này là xung đột giữa bản sắc và nhầm lẫn vai trò (identity vs. role confusion), khi người trẻ bắt đầu tự hỏi mình là ai và sẽ đi về đâu trong tương lai. Trong giai đoạn này, các cá nhân thử nghiệm nhiều vai trò và giá trị khác nhau trước khi cam kết với một bản sắc cụ thể.
💡Sự thật thú vị về nguồn gốc của khủng hoảng bản sắc Trước khi viết về thuyết phát triển tâm lý xã hội, Erik Erikson đã nghiên cứu lý thuyết của Sigmund Freud – nhà sáng lập phân tâm học. Lý thuyết phân tâm học là nền tảng của bài test tính cách DISC. Do đó, khủng hoảng bản sắc và lý thuyết DISC có mối liên quan chặt chẽ với nhau! |
→ Đọc thêm: DISC là gì? Tại sao nên xác định con đường nghề nghiệp theo bài test DISC?
Các nhà tâm lý học, bao gồm James Marcia, đã mở rộng lý thuyết phát triển cá nhân của Erikson bằng cách xây dựng mô hình 4 trạng thái bản sắc cá nhân từ hai trục chính :
Theo mô hình này, hai trục khám phá và cam kết tạo thành 4 trạng thái khác nhau. Mỗi người trong chúng ta có thể trải qua cả 4 trạng thái bản sắc đó trong suốt cuộc đời, hoặc chỉ sống trong một trạng thái duy nhất.
Sự cam kết và khám phá của trạng thái này đều ở mức thấp. Những người trong trạng thái này không có khái niệm rõ ràng về cái tôi cá nhân, vai trò của mình trong xã hội, và cũng không chủ động khám phá các lựa chọn cho mình.
Theo Marcia, họ ít có cảm giác lo âu bởi họ không mấy đầu tư vào điều gì. Họ phản ứng thụ động với các sự kiện xảy ra trong cuộc sống theo kiểu "tôi đâu hay tôi đó".
Một nghiên cứu cho thấy nhiều thanh thiếu niên trong giai đoạn này có xu hướng bối rối và thiếu động lực về tương lai, không xác định được họ muốn trở thành ai
Có những người hoàn toàn không trải qua khủng hoảng bản sắc cá nhân, đó do là họ ở trong trạng thái này. Những người này có thể cam kết với một vai trò, giá trị hay mục tiêu nào đó – đôi khi được xây dựng từ các hình mẫu có sẵn – mà không cần tìm khám phá.
Ví dụ, một cô gái được dạy rằng phụ nữ không cần quan trọng sự nghiệp, chỉ cần ổn định gia đình, chăm sóc con cái là được. Sau khi lấy chồng, cô quyết định nghỉ việc và ở nhà làm nội trợ giống mẹ mình, có coi đây là lựa chọn hiển nhiên mà không suy xét đến các khả năng khác.
James Marcia cũng nhấn mạnh rằng một khi những người ở trạng thái "foreclosure" đã bắt đầu trải nghiệm khủng hoảng bản sắc cá nhân thì việc quay trở lại trạng thái này là điều không thể. Tựa như bạn đã mở tấm vải bí mật ra, thì dù có thích thử mình nhìn thấy hay không, bạn cũng không thể quên nó được.
Người ở trong trạng thái này có mức độ khám phá cao nhưng cam kết thấp. Đây là trạng thái của ra nhiều người trẻ tuổi khi liên tục thử nghiệm với các giá trị, niềm tin và mục tiêu khác nhau, nhưng chưa gắn bó với điều gì cụ thể. Nhiều người bị đánh giá là "lông bông" vì chưa đạt được sự ổn định mà xã hội trông đợi khi đến tuổi nhất định. Đây là trạng thái phổ biến ở nhiều thanh thiếu niên trong quá trình khám phá bản thân, chiếm khoảng 40%.
Tuy nhiên, sự trì hoãn này đôi khi cần thiết để một người khám phá đủ sâu sắc về bản thân trước khi đâu mới là kim chỉ nam dẫn lối cho cuộc đời mình
Đây là trạng thái lý tưởng nhất với mức độ cam kết và khám phá đều cao. Người đạt được trạng thái này đã biết giá trị, niềm tin nào quan trọng nhất với mình, và xác định được mục tiêu phù hợp với những giá trị ấy. Thành quả này có được nhờ một quá trình chủ động khám phá bản thân và trải nghiệm nhiều lựa chọn khác nhau.
Khủng hoảng bản sắc có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, thường là các thay đổi lớn trong cuộc sống như:
Việc bước vào hoặc rời khỏi một mối quan hệ quan trọng có thể khiến bạn bắt đầu đặt câu hỏi về vai trò của mình trong mối quan hệ đó và danh tính của mình nói chung. Ví dụ, sau khi chia tay, nhiều người tự hỏi liệu bản thân có còn giá trị trong xã hội, trong mối quan hệ, hoặc trong tình yêu hay không. Những biến đổi cảm xúc trong quá trình này có thể gây ra sự mất cân bằng trong nhận thức về bản thân, dẫn đến khủng hoảng bản sắc và thậm chí là philophobia - hội chứng sợ yêu.
Những sự kiện đau thương trong quá khứ (trauma) như mất người thân, tai nạn nghiêm trọng, hoặc bị lạm dụng có thể làm lung lay sự ổn định về bản sắc của một người. Khi gặp phải các sự kiện này, con người thường tự hỏi về mục đích sống, giá trị cá nhân, và vai trò của họ trong cuộc đời. Những cảm giác này có thể gây ra sự đổ vỡ trong việc hình thành và duy trì bản sắc
Sự thay đổi trong công việc hoặc môi trường sống có thể làm mất đi cảm giác quen thuộc về vai trò và vị trí của mình. Chẳng hạn, khi một người rời khỏi công việc lâu năm hoặc chuyển đến một thành phố mới, họ có thể cảm thấy mất phương hướng và không rõ mình sẽ đóng vai trò gì trong xã hội mới. Những thay đổi này đòi hỏi sự thích nghi và đôi khi dẫn đến việc tự hỏi lại bản thân về giá trị và mục tiêu.
Các vấn đề sức khỏe tâm lý như trầm cảm, lo âu, social phobia hoặc các rối loạn nhân cách có thể làm gia tăng nguy cơ khủng hoảng bản sắc. Người mắc các chứng bệnh này thường cảm thấy bất an, mâu thuẫn nội tâm, và không ổn định về danh tính của mình. Họ có thể cảm thấy không đủ sức để duy trì một hình ảnh rõ ràng về bản thân, dẫn đến sự không chắc chắn về bản sắc.
Để nhận biết liệu bạn có đang trải qua một khủng hoảng bản sắc hay không, bạn có thể xem xét các dấu hiệu và câu hỏi sau đây:
Điều quan trọng nhất là xem “khủng hoảng bản sắc” là cơ hội để bắt đầu một hành trình mới để bạn khám phá sâu hơn về bản thân. Dưới đây là 5 bước cụ thể giúp bạn vượt qua giai đoạn này:
Hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để ngồi một mình, không bị phân tâm bởi điện thoại hay công việc. Không phải lúc nào chúng ta cũng biết rõ mình muốn gì, và đó là điều bình thường. Thay vì cảm thấy áp lực phải có câu trả lời ngay lập tức, hãy bắt đầu bằng cách đặt ra những câu hỏi quan trọng như:
Những câu hỏi này không nhằm tìm ra câu trả lời hoàn hảo mà giúp bạn khám phá những khía cạnh mới về bản thân. Chỉ khi tự mình đối diện với những câu hỏi lớn, bạn mới dần hình thành được sự rõ ràng trong suy nghĩ.
Đôi khi khủng hoảng bản sắc xuất phát từ việc bạn đánh mất mối liên kết với những điều mình từng yêu thích. Hãy nhớ lại những sở thích thời thơ ấu, những hoạt động từng khiến bạn say mê. Có thể đó là việc vẽ tranh, viết lách, du lịch, hoặc chơi nhạc.
Khi quay lại với những điều làm bạn hạnh phúc, bạn sẽ dần cảm nhận được một phần của bản sắc đang dần trở về. Nếu bạn chưa chắc mình thích gì, đừng ngại thử nghiệm những điều mới để khám phá.
💡Bài test DISC - giúp bạn “hiểu mình, hiểu người” Để hành trình "yêu lại" chính mình được dễ dàng hơn, một công cụ hiệu quả giúp bạn hiểu rõ hơn về tính cách, điểm mạnh và những giá trị bản thân là bài test DISC. Hãy thử làm bài test DISC để bắt đầu khám phá và thấu hiểu bản thân một cách toàn diện hơn! |
Khủng hoảng bản sắc thường đi kèm với nỗi sợ: sợ không đủ tốt, sợ lựa chọn sai, sợ thất bại. Và đương nhiên, chúng ta có hàng vạn nỗi sợ. Câu hỏi là ai sẽ là người đối mặt với chúng. Ngoài bạn và chính bạn, thì không ai cả. Thay vì né tránh những nỗi sợ này, hãy dũng cảm đối mặt với chúng.
Ví dụ, nếu bạn sợ mình sẽ không bao giờ tìm thấy đam mê thực sự, hãy nhớ rằng quá trình khám phá bản thân là một hành trình dài, và không cần phải có kết quả ngay. Hãy tập trung vào từng bước nhỏ, và dần dần bạn sẽ thấy những thay đổi tích cực. Nhớ rằng không ai hoàn hảo, và mỗi lần vấp ngã là một lần học hỏi.
Một trong những sai lầm phổ biến khi đối diện với khủng hoảng bản sắc là bạn nghĩ rằng mình phải tự giải quyết mọi thứ một mình. Thực tế, sự hỗ trợ từ những người xung quanh là vô cùng quý giá. Hãy chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc với bạn bè, gia đình, hoặc những người bạn tin tưởng. Đôi khi, lắng nghe quan điểm từ người khác có thể mở ra cho bạn những góc nhìn mới. Ngoài ra, tham gia các nhóm cộng đồng, lớp học hoặc thậm chí tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý cũng là một cách để bạn tìm thấy hướng đi mới.
1. Khủng hoảng bản sắc có phải là một bệnh tâm lý không?
Không, khủng hoảng bản sắc không phải là một chẩn đoán bệnh tâm lý cụ thể, nhưng nó có thể liên quan đến các vấn đề tâm lý như trầm cảm hoặc lo âu.
2. Khủng hoảng bản sắc kéo dài bao lâu?
Thời gian vượt qua khủng hoảng bản sắc khác nhau với mỗi người. Nó có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, thậm chí lâu hơn nếu không được chú ý và giải quyết. Quan trọng là bạn nên dành thời gian để hiểu rõ bản thân và tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết.
3. Làm thế nào để giúp một người đang trải qua khủng hoảng bản sắc?
Hãy lắng nghe họ một cách chân thành, không phán xét. Động viên họ chia sẻ cảm xúc và giúp họ khám phá những sở thích hoặc giá trị cá nhân. Nếu cần, khuyến khích họ tìm đến sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý để có những hướng dẫn cụ thể hơn.
Khủng hoảng bản sắc không phải là dấu chấm hết, mà là cơ hội để chúng ta hiểu rõ hơn về bản thân và xác định lại những giá trị quan trọng trong cuộc sống. Đó là hành trình mà ai cũng có thể trải qua, nhưng điều quan trọng là bạn không phải đối mặt với nó một mình.
Trắc nghiệm tính cách DISC từ tracnghiemtinhcach.vn sẽ đồng hành cùng bạn trên con đường khám phá và thấu hiểu chính mình qua bài test DISC. Bài test không chỉ giúp bạn nắm bắt được điểm mạnh, điểm yếu mà còn mở ra những gợi ý về sự nghiệp và phát triển cá nhân cũng như giúp bạn khẳng định màu sắc, cá tính riêng của mình.