bookmark

Table of content

Kỹ năng thuyết trình là gì? 5 Bí quyết giúp bạn chinh phục mọi khán giả

“Bỏ túi” ngay 5 bí quyết cải thiện kỹ năng thuyết trình giúp chinh phục mọi khán giả.

Kỹ năng thuyết trình là gì? 5 Bí quyết giúp bạn chinh phục mọi khán giả

May. 17, 2024, 8:11 AM

By Admin

Kỹ năng thuyết trình luôn là một khía cạnh quan trọng trong cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp. Theo một báo cáo của Forbes, 75% người tham gia khảo sát thừa nhận rằng họ cảm thấy lo sợ khi phải nói trước đám đông.

Vậy bạn thì sao? Bạn có sợ nói trước đám đông không? Bạn có sợ thuyết trình không? Không, bởi vì bạn sẽ biết rõ đầy đủ thông tin về kỹ năng thuyết trình và 8 bí quyết giúp bạn chinh phục mọi khán giả trong bài viết ngay dưới đây. 

Kỹ năng thuyết trình đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp của bạn

Kỹ năng thuyết trình là gì? 

Kỹ năng thuyết trình làm một trong những kỹ năng sống cần thiết nhất. Kỹ năng thuyết trình đại diện cho khả năng truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả và hấp dẫn đến một nhóm người nghe. Mục tiêu chính của việc thuyết trình là cung cấp thông tin, giải thích, thuyết phục người người nghe về một ý kiến, quan điểm hay một vấn đề nào đó. 

Trong đa số các ngành nghề, bất kỳ ai đều có những tình huống cần phải trình bày ý kiến hoặc quan điểm trước mọi người. Trong những trường hợp như vậy, kỹ năng thuyết trình trở thành yếu tố then chốt giúp bạn có thể thuyết phục và tạo ảnh hưởng tích những người nghe xung quanh. 

→ Liệu bạn có phải là một người giỏi thuyết trình? 

   Tìm hiểu ngay thông qua bài test tính cách sau.

Thế nào là một buổi thuyết trình xuất sắc? 

Để có một buổi thuyết trình thành công, người thuyết trình cần chuẩn bị một số nội dung và một số yếu tố vô cùng quan trọng như: 

  • Cấu trúc rõ ràng: Buổi thuyết trình cần có một cấu trúc logic và rõ ràng, với mỗi phần nội dung được sắp xếp một cách hợp lý và liên kết mạch lạc.
  • Nội dung đáng chú ý và hữu ích: Nội dung của buổi thuyết trình chứa thông tin đáng chú ý và hữu ích đối với khán giả, và người thuyết trình cần phải nắm vững kiến thức về chủ đề để truyền đạt một cách chính xác.
  • Sử dụng hình ảnh và phương tiện trực quan: Hình ảnh, biểu đồ, video và các phương tiện trực quan khác nên được sử dụng linh hoạt để minh họa ý tưởng và giúp khán giả hiểu rõ hơn về nội dung.
  • Quản lý thời gian hiệu quả: Người thuyết trình quản lý thời gian một cách hiệu quả, tránh việc chậm trễ hoặc phải vội vàng kết thúc buổi thuyết trình vì hết giờ.

Không phải ai sinh ra cũng có sẵn kỹ năng thuyết trình nhưng có rất nhiều cách để rèn luyện nó. Hãy vận dụng 5 bí quyết dưới đây để xoá tan nỗi sợ mang tên “thuyết trình”

5 Bí quyết giúp bạn tự tin thuyết trình chinh phục mọi khán giả 

Tự tin, tự tin và tự tin 

Sự tự tin là yếu tố then chốt giúp bạn thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào, và thuyết trình cũng không ngoại lệ. Khi bạn tự tin, bạn sẽ truyền tải thông điệp một cách trôi chảy, thu hút và thuyết phục hơn. Và đương nhiên, sự tự tin không phải một món quà thiên bẩm, nó cần được mài giũa, rèn luyện thì mới trở thành “ngọn giáo” sắc bén của mỗi người. 

Tự tin thể hiện kỹ năng thuyết trình của bạn

Để rèn luyện sự tự tin, trước hết hãy gạt bỏ những suy nghĩ không cần thiết. Lo lắng, hồi hộp và run sợ là xu hướng tâm lý bình thường của mọi người khi phải đối diện với một sự kiện, tình huống quan trọng. Nhưng nếu để những suy nghĩ này chi phối, chúng có thể làm bạn mất tự tin và ảnh hưởng đến chất lượng bài thuyết trình của bạn trong khi bạn đã dày công chuẩn bị. 

Chính vì vậy, để chế ngự suy nghĩ gây sao nhãng này, bạn nên chia nhỏ công việc thành các bước để chú tâm vào từng bước nhỏ, tránh nghĩ mông lung và hãy gạt bỏ suy nghĩ lo lắng và hoài nghi không cần thiết. Không có ai phán xét bạn ngoài chính bản thân bạn. Cho nên, thay vì run sợ và lo lắng, việc của bạn là tự tin vào những điểm mạnh của bản thân và hình dung ra một buổi thuyết trình thành công

Chuẩn bị tài liệu và nội dung bài thuyết trình thật kỹ lưỡng 

Đúng là chẳng ai “ra chiến trường với tay không”, đi thuyết trình cũng vậy, bạn luôn phải chuẩn bị tất cả. Từ việc xây dựng nội dung đến sự sắp xếp các công cụ hỗ trợ như phương tiện trình chiếu, mọi khía cạnh cần được kiểm tra và hoàn thiện trước khi bước vào buổi thuyết trình. 

Bên cạnh đó, việc tìm hiểu, thu thập thông tin về khán giả cũng rất quan trọng. Người xưa đã từng khuyên “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Vì vậy, bạn cần hiểu rõ ai sẽ nghe bạn nói để có thể tương tác tốt hơn với họ. Điều này bao gồm việc biết họ là ai, họ mong muốn nghe gì, và những vấn đề họ đang quan tâm đến. Ngoài ra, mỗi người cần phải trau dồi thêm về các kỹ năng sống khác để biết cách tiếp cận đến khán giả mục tiêu trên nhiều phương diện. 

Tóm lại, thông tin về khán giả rất hữu ích để bạn có thể xây dựng đoạn mở đầu và đoạn kết thứ thu hút hơn, tạo không gian thoải mái và gần gũi hơn. Nhờ đó, họ sẽ dễ dàng tiếp nhận thông tin của bạn hơn. 

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể hay phi ngôn ngữ có thể làm cho buổi thuyết trình của bạn trở nên tự nhiên, cuốn hút và sâu sắc hơn. Cử chỉ của bàn tay linh hoạt, ánh mắt tương tác và sự gật đầu khi nói có thể giúp bạn tự tin hơn và kiểm soát được biểu hiện của cơ thể trong khi diễn đạt.

Ngôn ngữ cơ thể giúp bài thuyết trình trở nên thu hút hơn

Ánh mắt tương tác là hành động dễ nhất  giúp bạn thiết lập kết nối với khán giả. Hãy tập trung nhìn vào những người đang lắng nghe hoặc có vẻ đồng tình với bạn để tự tin hơn. Tuy nhiên, cần phải nhớ không nên lạm dụng cử chỉ hoặc ngôn ngữ cơ thể quá mức, vì điều này có thể làm cho sự chú ý của người nghe bị sao nhãng và thậm chí làm họ cảm thấy khó chịu. 

Hài hước một chút, bài thuyết trình sẽ thú vị hơn 

Ai cũng biết rằng một bài thuyết trình hay cần phải có nội dung chặt chẽ, logic, thông điệp rõ ràng và truyền tải hiệu quả. Tuy nhiên, để bài thuyết trình của bạn thực sự bứt phá và tạo ấn tượng khó phai trong lòng người nghe, hãy khéo léo thêm chút "gia vị" hài hước vào đó.

Một câu chuyện vui nhộn, một câu nói dí dỏm ngay từ đầu sẽ lập tức thu hút sự tập trung của thính giả, khiến họ tò mò và muốn tiếp tục theo dõi bài thuyết trình của bạn. Và những chi tiết hài hước thường tạo ấn tượng sâu sắc và giúp người nghe ghi nhớ thông tin lâu hơn.

Luyện tập trước buổi thuyết trình

Đây dường như là bước kinh điển trong mọi bài viết về bí quyết hay cách học một thứ gì đó. Đơn giản là vì “Practice makes perfect.”- “Có công mài sắt, có ngày nên kim”Tuy nhiên, luyện tập không đồng nghĩa với việc bạn phải "nắm lòng" từng chữ, từng ý trong bài thuyết trình. Hãy nhớ rằng, không ai hoàn hảo và bạn cũng vậy. Việc mắc sai sót trong quá trình luyện tập là điều hoàn toàn bình thường. Điều quan trọng là bạn nhận thức được lỗi sai và tìm cách sửa chữa để hoàn thiện bài thuyết trình của mình.

LỜI KẾT 

Tracnghiemtinhcach.vn hy vọng thông qua 8 bí quyết trên, bạn sẽ chinh phục được mọi khán giả dựa trên kỹ năng thuyết trình của mình. Hãy nhớ rằng kỹ năng thuyết trình không chỉ là một trong những kỹ năng sống quan trọng nhất, mà còn là "chìa khóa" mở cánh cửa đến nhiều cơ hội mới trong sự nghiệp.

Phát huy thế mạnh, khắc phục điểm yếu và tìm kiếm định hướng nghề nghiệp phù hợp với bài test tính cách DISC ngay!

messenger