bookmark

Table of content

Hướng nội là gì? 6 đặc điểm tính cách của người hướng nội

Tính cách hướng nội không đem lại nhiều khó khăn như bạn nghĩ. Tính cách đó là một phần làm nên con người tuyệt vời của mỗi người. Bạn chỉ cần hoàn thiện bản thân và trở thành phiên bản tốt nhất.

Hướng nội là gì? 6 đặc điểm tính cách của người hướng nội

Mar. 18, 2024, 3:21 AM

Hướng nội là gì? Liệu bạn có mang những đặc điểm tính cách của nhóm tính cách hướng nội hay không? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.

Liệu bạn có phải là người hướng nội? → Làm bài test DISC ngay để xác định xu hướng tính cách của bản thân một cách chính xác nhất!

Hướng nội là gì?

Hướng nội là gì? | tracnghiemtinhcach.vn

 

Hướng nội là cụm từ chung dùng để chỉ những người có xu hướng ít nói, kín đáo và trầm lặng. Người hướng nội thường không dễ dàng chia sẻ tâm tư, tình cảm của mình cho người khác, cũng như không tìm kiếm sự chú ý từ mọi người xung quanh. Họ cũng ít khi tham gia các hoạt động xã hội hơn so với người hướng ngoại.

Tuy nhiên, một số người hướng nội vẫn có những đặc điểm tính cách của người  hướng ngoại như thích diễn xuất, tham gia các buổi tiệc tùng,... Thậm chí, có những người vừa hướng nội vừa hướng ngoại.

6 đặc điểm tính cách của người hướng nội mà bạn nên biết

Thích dành thời gian cho bản thân

Người hướng nội là những người có khuynh hướng dành nhiều thời gian cho bản thân. Họ thường muốn ở một mình để tận hưởng khoảng thời gian riêng tư và thư giãn. 

Với những người mang đặc điểm tính cách này, khoảng thời gian ở một mình rất quan trọng đối với sức khỏe tinh thần của họ. Những hoạt động như đọc sách, làm vườn, viết lách, chơi game, xem phim,... là những điều mà họ thích làm khi ở một mình.

Cảm thấy kiệt sức khi phải tương tác với mọi người

Dĩ nhiên, không phải ai hướng nội đều chạy trốn khỏi những cuộc chơi, thậm chí họ còn tận hưởng những cuộc vui không thua kém gì những người hướng ngoại. Tuy nhiên đến cuối ngày, họ thường cần có một khoảng thời gian ở một mình để nạp năng lượng cho bản thân.

Chú trọng cảm xúc và suy nghĩ của bản thân 

Theo nghiên cứu của Thư viện Y học Mỹ, người hướng nội có nhiều khả năng mắc bệnh trầm cảm. Người hướng nội thích các mối quan hệ chất lượng hơn là số lượng. Họ khá chú trọng sự gắn kết trong các mối quan hệ, nhưng rất khó để đạt được điều đó nên dễ trở nên buồn chán.

Thích viết hơn nói

Người hướng nội thích viết ra những suy nghĩ của mình hơn là nói chuyện. Họ suy nghĩ cẩn thận về câu trả lời, vì khi giao tiếp họ luôn chú ý và quan tâm đến người khác. Nếu phải đưa ra quyết định trong cuộc nói chuyện, có lẽ họ cần một chút thời gian để cân nhắc và suy nghĩ thật kỹ vì họ luôn muốn tự tin với sự lựa chọn của mình.

Người hướng nội thích viết hơn nói | tracnghiemtinhcach.vn

Vòng Bạn bè thường chỉ gồm những người thân thiết

Vòng bạn bè của người hướng nội thường hẹp hơn so với với người hướng ngoại, nhưng điều đó không có nghĩa họ không thích kết giao hoặc tương tác xã hội. Họ tận hưởng những cuộc trò chuyện, tìm hiểu người khác và cảm thấy vui với vòng bạn bè thân thiết của mình. Bên cạnh đó, họ thường quan tâm đến người khác và có sự nhạy cảm đối với cảm xúc của họ.

Sống nội tâm và có óc tò mò

Người hướng nội thường đắm chìm trong suy nghĩ riêng của họ, tạo nên một thế giới nội tâm mà ít ai có thể chạm tới. Họ thường lãng mạn, thích tìm tòi những điều mới để khám phá và làm giàu thêm cho thế giới nội tâm của mình. 

Đọc thêm: Chỉ số EQ thế nào là thấp? Cách cải thiện chỉ số EQ hiệu quả

Ưu điểm và nhược điểm của người hướng nội

Ưu điểm

  • Tập trung cao độ: Người hướng nội có khả năng tập trung cao trong công việc và các hoạt động khác khi ở một mình.
  • Sáng tạo: Vì thường có thời gian nghỉ ngơi và suy nghĩ một mình, người hướng nội có thể phát triển khả năng sáng tạo và tư duy một cách sâu sắc.
  • Tự lực: Người hướng nội thường có khả năng làm việc một mình và tự mình giải quyết các vấn đề.
  • Chủ động: Người hướng nội có xu hướng chủ động trong việc tìm hiểu các kiến thức để phát triển bản thân.
  • Suy nghĩ cẩn thận: Người hướng nội suy nghĩ cẩn thận và quan tâm đến chi tiết trong quá trình tư duy và đưa ra quyết định.
  • Khả năng lắng nghe: Người hướng nội thường có khả năng lắng nghe tốt hơn và tập trung hơn trong các cuộc trò chuyện.
  • Quan tâm đến người khác: Người hướng nội thường quan tâm đến người khác và có sự nhạy cảm đối với cảm xúc của họ.

Nhược điểm

Nhược điểm người hướng nội | tracnghiemtinhcach.vn
  • Thiếu kỹ năng giao tiếp: Vì những người có tính cách hướng nội thường ít tương tác với người khác, nên họ có thể thiếu kỹ năng giao tiếp xã hội. Điều này làm cho họ cảm thấy không thoải mái khi phải đối diện với những tình huống giao tiếp phức tạp hoặc khi giao tiếp với người lạ.
  • Khó chia sẻ cảm xúc: Người hướng nội có xu hướng giữ riêng cho mình những cảm xúc và suy nghĩ. Họ có thể cảm thấy khó khăn khi phải chia sẻ cảm xúc của mình với người khác, đặc biệt là với những người họ không quen biết hoặc không tin tưởng.
  • Dễ bị áp lực và căng thẳng: Người hướng nội có xu hướng quan tâm nhiều đến nội tâm và suy nghĩ về các vấn đề một cách sâu sắc. Điều này có thể khiến họ dễ bị áp lực và căng thẳng về những tình huống mà người hướng ngoại có thể dễ dàng vượt qua.
  • Thiếu kinh nghiệm sống: Do thường sống trong môi trường ít tương tác xã hội, người hướng nội có thể thiếu kinh nghiệm sống và kỹ năng giải quyết vấn đề xã hội. Điều này có thể khiến cho họ gặp khó khăn trong việc thích nghi với môi trường xã hội phức tạp.

Tuy vậy, không phải tất cả những người có tính cách hướng nội đều có những đặc điểm trên, và sự phát triển của những đặc điểm này cũng có thể là ưu hay nhược tùy thuộc vào mức độ và hoàn cảnh của tính cách hướng nội.

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ của tracnghiemtinhcach.vn về chủ đề Hướng nội. Hy vọng bài viết đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi Hướng nội là gì? Và đặc điểm tính cách của họ có gì đặc biệt so với các nhóm khác?

Nếu bạn chưa biết mình là người hướng ngoại hay hướng nội, và mình sẽ phù hợp với những môi trường như thế nào. 

→ Làm bài test DISC ngay để hiểu bản thân một cách chuẩn xác nhất!

messenger