Table of content
Chỉ số EQ thế nào là thấp? Cách cải thiện chỉ số EQ hiệu quả
Chỉ số EQ thấp hay cao có ý nghĩa gì? Làm sao để cải thiện chỉ số EQ hiệu quả? Hãy cùng tracnghiemtinhcach.vn khám phá qua bài viết bên dưới nhé!
Dec. 07, 2022, 4:08 AM
Các bài test chỉ số EQ đang dần trở thành xu hướng trong tuyển dụng nhân sự. Hay đơn giản là giúp các bạn trẻ khám phá và hiểu hơn về bản thân mình. Vậy chỉ số EQ thấp hay cao có ý nghĩa gì? Và có cách nào để cải thiện chỉ số EQ hiệu quả không? Hãy cùng DiSC khám phá thông qua bài viết dưới đây nhé!
Được viết tắt từ cụm từ Emotional Quotient, EQ dịch ra có nghĩa là chỉ số thông minh cảm xúc. Đây được xem là thước đo đánh giá khả năng nhận biết, kiểm soát, đánh giá cảm xúc và suy nghĩ của bản thân & mọi người. Hiện nay, chỉ số EQ được cho là có tầm ảnh hưởng và quan trọng không kém chỉ số IQ. Các nhà tuyển dụng đặc biệt ưu tiên bài test này để đánh giá khả năng sáng tạo và ứng biến linh hoạt của các ứng viên. Bên cạnh đó, bài test chỉ số EQ còn được áp dụng cho người trẻ và đặc biệt là trẻ em. Để khai phá và đưa ra phương pháp giáo dục phù hợp nhằm phát huy hết khả năng sáng tạo của trẻ.
Hiện nay, có rất nhiều các bài test chỉ số thông minh cảm xúc ra đời nhằm hỗ trợ người dùng khám phá bản thân thuận tiện và dễ dàng hơn. Sau đây là thang điểm gợi ý và ý nghĩa từng cột điểm để đánh giá chỉ số thông minh cảm xúc của mỗi người khi làm bài test:
Chỉ số EQ thấp hay cao thể hiện được sức sáng tạo và khả năng xử lý tình huống của mỗi người. Các nghiên cứu về tâm lý học đã chỉ ra rằng người có EQ cao thường dễ thành công trong cuộc sống hơn. Nhờ vào khả năng ứng biến linh hoạt và sức sáng tạo không giới hạn, và ngược lại. Vậy có cách nào để cải thiện chỉ số EQ thấp và nâng cao năng lực sáng tạo không? Sau đây là một số gợi ý về các bài tập cải thiện chỉ số EQ thấp cực kỳ hiệu quả.
Khi tìm ra được điểm mạnh của bản thân mình, bạn cũng sẽ xu hướng cảm nhận được thế mạnh của người khác. Điều này giúp ích rất nhiều cho các mối quan hệ xã hội xung quanh bạn. Bạn sẽ biết cách kết nối với những người giống mình và mở rộng được các mối quan hệ. Hiểu được thế mạnh bản thân còn là bước quan trọng để phát huy và nâng cấp bản thân hiệu quả trong tương lai. Nếu bạn vẫn còn bối rối chưa biết bản thân có điểm mạnh gì. Thì có thể hỏi thăm đánh giá từ những bạn bè và người thân xung quanh. Một số lời khen về tính cách như hài hước, thông minh, sáng tạo,...là dấu hiệu cho thấy bạn có EQ cao và nên tiếp tục phát huy thế mạnh đó.
Bên cạnh việc phát huy các thế mạnh, bạn cũng cần học cách tiết chế và kiểm soát nó. Cụ thể, đức tính kiên trì là một ưu điểm nhưng nếu thái quá sẽ trở thành cố chấp. Khiến bạn không những không đạt được mục đích mà còn đem lại kết quả xấu. Học cách kiểm soát và điều tiết thế mạnh chưa bao giờ là điều dễ dàng. Tuy nhiên, bạn có thể luyện tập từ từ bằng cách ghi chú và tự đánh giá. Lấy ra một mảnh giấy và viết ra ưu điểm bản thân. Viết vào cột kế bên các tình huống xấu nếu bạn áp dụng các tính tốt đó “quá liều”. Từ đó bạn sẽ ghi nhớ và tránh được các tình huống xấu hổ đó.
Ghi chép về bản thân cũng là cách cải thiện EQ hiệu quả
Nếu bạn đã từng ít nhất một lần làm xấu đi các mối quan hệ xung quanh chỉ vì quá nóng giận. Điều đó chứng minh bạn có sức chịu đựng và điều tiết cảm xúc kém. Lấy ví dụ về tính huống tranh cãi diễn ra trong các cuộc họp bàn công việc. Khi bạn dễ nóng giận và buông lời khó nghe nếu gặp ý kiến trái chiều chứng tỏ bạn có chỉ số EQ thấp. Việc cải thiện vấn đề này không khó như nhiều người vẫn nghĩ. Khi bạn quá nóng giận, hãy hít thở sâu và cố gắng kiềm chế cơn giận. Và hãy giải quyết sau đó khi bạn đã bình tĩnh trở lại bằng cách viết email hoặc có cuộc họp riêng.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng một ngày mỗi người trung bình có xu hướng tự nói hơn 50.000 câu với bản thân. Và các câu nói này có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng ngôn ngữ của mỗi người. Cụ thể rằng nếu bạn là người hay tự chê trách bản thân hoặc hay nghĩ xấu về người khác. Các suy nghĩ bi quan này sẽ đeo bám và ám ảnh tâm trí của bạn. Khiến những lời nói ra đều ít nhiều bị ảnh hưởng bởi những suy nghĩ này. Vì thế, hãy luôn nghĩ đến và chia sẻ những câu chuyện vui và thú vị. Điều này giúp ích rất nhiều cho những ai sở hữu chỉ số EQ thấp.
Hãy giữ cái đầu lạnh trước mọi cuộc tranh cãi
Bài viết trên đây đã chỉ rõ chỉ số EQ thế nào là thấp hay cao và những ý nghĩa gắn liền với các chỉ số đó. Nếu bạn đang sở hữu chỉ số EQ thấp thì cũng đừng lo lắng quá. Vì vấn đề này có thể dễ dàng cải thiện bằng các bài tập đơn giản. Hãy nhớ luyện tập chúng thường xuyên để nâng cao chỉ số cảm xúc của bản thân mình nhé!