5 tips định hướng nghề nghiệp tương lai cho bản thân để không bị “lạc lối”

"5 năm tới bạn muốn trở thành người như thế nào? Định hướng nghề nghiệp của bạn là gì?" - Những câu hỏi về định hướng trong mọi buổi phỏng vấn, khiến không ít ứng viên, dù trẻ hay dày dặn kinh nghiệm, đều bối rối. Một số người cho rằng, định hướng nghề nghiệp đơn giản chỉ là việc lựa chọn sẽ làm ngành nghề gì trong tương lại. Ví dụ sau khi tốt nghiệp cấp 3, bạn muốn học và làm trong lĩnh vực Marketing chẳng hạn, hoặc là Quản trị kinh doanh. Tuy nhiên, định hướng nghề nghiệp còn nhiều hơn thế. Hãy cùng tracnghiemtinhcach.vn khám phá bí quyết phát triển định hướng nghề nghiệp hiệu quả trong bài viết này!

Định hướng nghề nghiệp trong tương lai là gì?

Định hướng nghề nghiệp là việc bạn đưa ra những quyết định quan trọng về công việc và nghề nghiệp của bản thân trong tương lai. Nó giống như việc vẽ ra một bản đồ chi tiết, với những cột mốc và mục tiêu rõ ràng, để dẫn lối cho hành trình sự nghiệp của bạn.

Tương tự như khi đi du lịch, bạn cần biết mình muốn đến đâu, đi bằng cách nào và cần chuẩn bị những gì. Trong định hướng nghề nghiệp, bạn cũng cần tự đặt ra những câu hỏi tương tự:

  • Mình muốn làm gì trong tương lai?
  • Mình có năng lực và sở thích phù hợp với công việc nào?
  • Mình cần học tập và rèn luyện những gì để đạt được mục tiêu?
  • Thị trường lao động hiện tại và tương lai như thế nào?
  • Mình có cơ hội nào để phát triển trong lĩnh vực mình quan tâm?

Đọc thêm: Trắc nghiệm nghề nghiệp - công cụ định hướng nghề nghiệp hiệu quả

Định hướng nghề nghiệp phù hợp

Việc trả lời những câu hỏi này sẽ giúp bạn xác định được con đường nghề nghiệp phù hợp nhất với bản thân.

Định hướng nghề nghiệp là một quá trình quan trọng và cần thiết cho mỗi cá nhân. Nó giúp bạn xác định được mục tiêu của mình, từ đó có động lực để học tập và rèn luyện. Khi bạn có một định hướng rõ ràng, bạn sẽ dễ dàng gặt hái được thành công trong sự nghiệp và có một cuộc sống hạnh phúc, viên mãn.

5 “Đừng” khi định hướng nghề nghiệp tương lai

Đừng nên chạy theo phong trào

Ngành "hot" với vô số cơ hội việc làm quả thật rất thu hút, nhưng liệu đó có thực sự là lựa chọn phù hợp cho bạn? Hãy cân nhắc kỹ các đặc điểm dưới đây trước khi "bơi theo dòng":

  • Cạnh tranh gay gắt: Ngành "hot" đồng nghĩa với lượng ứng viên đông đảo, dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt. Nếu bạn không thực sự xuất sắc, khả năng bị đào thải sẽ cao hơn.
  • Áp lực công việc: Ngành "hot" thường đi kèm với khối lượng công việc lớn, áp lực cao và cường độ làm việc dày đặc. Liệu bạn có đủ sức chịu đựng và thích nghi với môi trường làm việc như vậy?
  • Mức độ phù hợp: Niềm đam mê và sự phù hợp với bản thân mới là yếu tố quan trọng nhất. Chọn ngành "hot" nhưng không phù hợp sẽ khiến bạn nhanh chán nản, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và hạnh phúc lâu dài.

Thay vì chạy theo "cơn sốt", hãy tập trung vào việc tự đánh giá bản thân, nghiên cứu thị trường lao động và tham khảo ý kiến các chuyên gia.

Đừng quá chăm chăm vào lời khuyên của bố mẹ

Bố mẹ và người thân luôn mong muốn con cái có cuộc sống tốt đẹp, do đó họ thường khuyên bạn theo đuổi những ngành nghề "hot", lương cao để đảm bảo sự ổn định. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng những lời khuyên này và tự quyết định tương lai của bản thân.

Hãy chỉ nghe những lời khuyên từ bố mẹ, gia đình dưới tính chất tham khảo. Cốt lõi nhất vẫn là bạn nên chủ động tìm hiểu sở thích, điểm mạnh của bản thân,... từ đó đưa ra một "đích đến" nghề nghiệp tương lai phù hợp nhất. Vì người hiểu rõ bạn nhất chính là bản thân bạn.

Đừng lựa chọn một cách qua loa

Đừng lo lắng nếu bạn vẫn còn mông lung về tương lai. Mỗi người có tốc độ thành công và cách đưa ra lựa chọn riêng. Hãy dành thời gian để tìm hiểu bản thân và lựa chọn con đường phù hợp nhất.

Công việc và sự nghiệp sẽ gắn bó với bạn suốt ⅔ cuộc đời, vì vậy hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định. Đừng vội vàng lựa chọn chỉ vì bạn bè đã có định hướng. Hãy kiên nhẫn và cẩn thận để tìm ra con đường phù hợp cho bản thân.

Đừng quá chú trọng vào lương bổng

Thu nhập hấp dẫn là điều ai cũng mong muốn, nó mang lại động lực để bạn phấn đấu và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, đừng để bản thân bị lóa mắt bởi mức lương cao mà bỏ qua những yếu tố quan trọng khác trong việc lựa chọn nghề nghiệp. 

Một vài yếu tố có thể kể đến là: sự phù hợp của bản thân với công việc đó, công việc đó có giúp bạn trau dồi và phát triển bản thân. Ví dụ: Nếu bạn gia nhập một công ty tương đối lớn với chế độ phúc lợi tốt. Tuy nhiên, môi trường công sở tại đây lại khá là “toxic” với các câu chuyện drama giữa các đồng nghiệp với nhau khiến bạn mất hứng thú đối với công việc. 

Đừng đặt nặng áp lực lên bản thân

Tuổi trẻ - giai đoạn chênh vênh giữa con đường học vấn và bước ngoặt sự nghiệp, không ít bạn trẻ cảm thấy tự ti và áp lực khi phải tự mình định hướng tương lai. Áp lực từ gia đình, xã hội hay thậm chí từ chính bản thân khiến bạn bế tắc, dẫn đến những quyết định sai lầm.

Một vài cách mà bạn có thể tham khảo để vượt qua giai đoạn khó khăn này và định hướng nghề nghiệp phù hợp như: bình tĩnh nhìn nhận bản thân, tìm hiểu thị trường lao động, tham khảo ý kiến người thân hoặc chuyên gia, thử nghiệm và trải nghiệm

5 tips bạn cần “bỏ túi” khi định hướng nghề nghiệp tương lai

Tìm kiếm những giá trị bạn cần theo đuổi

Trên con đường sự nghiệp, bạn muốn mọi người nhớ đến mình như một đồng nghiệp thân thiện hay quyết đoán. Bạn chọn trở thành người luôn cân bằng giữa việc làm và gia đình; hay sẵn sàng tập trung ngày đêm cho công việc.

Các giá trị mà bạn theo đuổi sẽ định hình quan điểm sống cũng như định hình con đường sự nghiệp của bạn.

Định hướng nghề nghiệp phù hợp với 5 tips cần “bỏ túi” 

Hãy chọn ra các giá trị mà bạn thấy thoải mái nhất, sẵn sàng nhất để kiên trì gìn giữ:

  • Chính trực
  • Cởi mở
  • Khắc kỷ
  • Gia đình, v.v, và nhiều giá trị tốt đẹp khác.

Bạn cũng có thể tham khảo triết lý ikigai để phần nào hiểu rõ cách tìm kiếm những giá trị cần hướng tới.

Làm trắc nghiệm tính cách

Nếu bạn không biết bắt đầu từ đâu, bạn có thể tham khảo các bài trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp và kiểm tra tính cách. Dưới đây là một số bài trắc nghiệm phổ biến bạn có thể tham khảo:

Trắc nghiệm DISC:

DISC phân loại tính cách thành 4 nhóm chính: Dominance (Thống trị), Influence (Ảnh hưởng), Steadiness (Ổn định), Conscientiousness (Cẩn trọng).

Bài test này giúp bạn hiểu rõ hơn về phong cách làm việc và cách giao tiếp hiệu quả với người khác.

Trắc nghiệm MBTI:

Bài test này đánh giá tính cách dựa trên 4 cặp đối lập: Hướng ngoại/Hướng nội, Giác quan/Trực giác, Tư duy/Cảm xúc, Lên kế hoạch/Ngẫu hứng.

Trắc nghiệm MBTI có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân và cách bạn tương tác với thế giới xung quanh.

Trắc nghiệm Big Five:

Big Five đánh giá tính cách dựa trên 5 yếu tố chính: Cởi mở, Trách nhiệm, Hướng ngoại, Dễ chịu, Hay lo lắng.

Bài test này khá hiệu quả trong việc giúp bạn nhận diện điểm mạnh, điểm yếu và tiềm năng phát triển của bản thân.

Xác định sở trường, sở thích 

Có hai yếu tố chính giúp bạn thành công trong sự nghiệp bạn lựa chọn: sở trường và sở thích. Khi làm việc trong lĩnh vực mình giỏi và mình thích, chúng ta thường có động lực và niềm đam mê cao hơn, giúp chúng ta vượt qua khó khăn hơn khi làm những công việc mình không hứng thú.

Ví dụ: Nếu bạn có năng khiếu với hội họa, có thể bạn sẽ trở thành một chuyên gia thiết kế đồ họa. Nếu bạn thích làm việc với số liệu, có thể nghề phân tích tài chính hoặc kế toán là lựa chọn phù hợp.

Để xác định sở trường và sở thích, bạn có thể bắt đầu suy nghĩ về những gì bạn thực sự thích và giỏi. Sau đó, tìm cơ hội thực tập hoặc làm việc tương tự để tích lũy kinh nghiệm và học hỏi.

Hãy đặt câu hỏi cho bản thân: Tại sao bạn muốn trở thành một chuyên gia về Lập trình sau 5 năm, thay vì trở thành một Kỹ sư điện tử? Hãy đảm bảo bạn hiểu rõ về bản thân để có lựa chọn đúng đắn cho sự nghiệp của mình.

Nghiên cứu lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp

Sau khi bạn đã nhận biết được bản thân và những gì bạn cần, bước tiếp theo là đi tìm kiếm công việc phù hợp với những yếu tố đã xác định.

Trước khi định hướng, hãy nghiên cứu các lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp. Liệt kê tất cả các ngành nghề bạn quan tâm và cảm thấy phù hợp với năng lực của mình. Sau đó, đánh giá và lựa chọn một cách cẩn thận nhất.

Bạn có thể xem xét các thông tin quan trọng dưới đây, khi định hướng nghề nghiệp của bạn trong tương lai:

  • Kiến thức và kỹ năng chuyên môn
  • Nhu cầu nhân sự trên thị trường
  • Giá trị nghề nghiệp mang lại
  • Năng lực và phẩm chất của bạn phù hợp với nghề nghiệp nào?
  • Cơ hội đào tạo và thời gian học tập (Đại học, Cao đẳng, Trung tâm đào tạo nghề, vv.)
  • Lộ trình phát triển và mức thu nhập theo cấp độ chuyên môn
  • Môi trường làm việc trong tương lai

Lập kế hoạch định hướng nghề nghiệp lâu dài

Sau khi bạn đã chọn được công việc đầu tiên mà bạn muốn theo đuổi, hãy lập kế hoạch 5 năm của bạn. Để đảm bảo tính rõ ràng và dễ theo dõi, kế hoạch càng chi tiết càng tốt.

Hãy chia kế hoạch thành từng giai đoạn cụ thể, bao gồm cả mặt chuyên môn và phát triển cá nhân. Ở mỗi giai đoạn, xác định mục tiêu cụ thể về:

1. Những gì bạn muốn học được

2. Những thành tựu mà bạn muốn đạt được

3. Cách bạn sẽ học hỏi và đạt được mục tiêu đó

Nhờ vào việc này, bạn sẽ có cái nhìn cụ thể hơn về bản thân sau mỗi giai đoạn. Hãy đảm bảo rằng bạn hài lòng với kế hoạch của mình. Đừng quên ghi chép lại các vị trí công việc mà bạn cần nắm giữ ở mỗi giai đoạn. Đó là những bước tiến quan trọng trong sự nghiệp mà bạn cần tiến tới.

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề ‘ Định hướng nghề nghiệp’ mà Tracnghiemtinhcach.vn muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều góc nhìn thú vị và các thông tin bổ ích.

Liệu bạn có thật sự hiểu rõ bản thân cũng như tính cách của mình? 

→ Làm trắc nghiệm DISC ngay để xác định xu hướng tính cách của bản thân và có một định hướng nghề nghiệp một cách chính xác nhất!

Bài viết phổ biến