bookmark

Mục lục

Top 7 Cách Học Thuộc Nhanh, Ghi Nhớ Lâu - Mẹo Thần Thánh Ai Cũng Cần

Áp dụng 7 cách học thuộc nhanh: Sơ đồ tư duy, phương pháp mã hóa, chia nhỏ và tóm tắt nội dung, liên hệ thực tiễn, tận dụng màu sắc, hình ảnh,... Xem ngay!

Top 7 Cách Học Thuộc Nhanh, Ghi Nhớ Lâu - Mẹo Thần Thánh Ai Cũng Cần

Apr. 15, 2025, 9:11 AM

Việc học nhanh và ghi nhớ lâu không chỉ là nhu cầu của học sinh hay sinh viên mà còn là kỹ năng thiết yếu với những người trưởng thành. Tuy nhiên, nhiều người vẫn loay hoay tìm cách ghi nhớ hiệu quả mà không biết bắt đầu từ đâu. Trong bài viết này, hãy cùng DISC khám phá cách học thuộc nhanh, bí quyết ghi nhớ vượt trội và phương pháp học thông minh đang được hàng triệu người áp dụng mỗi ngày.

Top 7 cách học thuộc nhanh

Muốn học nhanh, nhớ lâu không chỉ dựa vào việc học thuộc lòng. Hãy áp dụng các cách học thuộc nhanh hiệu quả sau để cải thiện khả năng ghi nhớ hiệu quả.

Áp dụng sơ đồ tư duy (Mind Map)

Sơ đồ tư duy (mindmap) là công cụ hỗ trợ tư duy trực quan, giúp bạn sắp xếp và ghi nhớ thông tin hiệu quả hơn. Đây cũng được xem là một trong những cách học thuộc nhanh trong thời gian ngắn nhờ khả năng kết nối các ý tưởng thành hệ thống rõ ràng, dễ tiếp thu.

Việc sử dụng sơ đồ tư duy không chỉ rèn luyện khả năng tư duy mạch lạc mà còn kích thích cả hai bán cầu não hoạt động. Đặc biệt hiệu quả trong quá trình ghi nhớ và sáng tạo.

Áp dụng sơ đồ sơ tuy vào quá trình học tập

Cách vẽ sơ đồ tư duy đơn giản:

  • Bắt đầu với một chủ đề chính ở giữa trang.
  • Từ đó, phát triển các ý nhỏ thành nhánh xung quanh, mỗi nhánh là một ý tưởng phụ liên quan.
  • Ưu tiên sử dụng từ khóa ngắn, biểu tượng, màu sắc, và hình ảnh minh họa để tăng khả năng ghi nhớ

Tham khảo: Các chỉ số phát triển bản thân IQ, EQ và AQ

Sử dụng phương pháp mã hóa (Mnemonic Devices)

Từ “Mnemonic” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ mnēmonikos, mang nghĩa là “trí nhớ”. Đây là một trong những kỹ thuật ghi nhớ thông minh được ứng dụng rộng rãi trong việc học và cải thiện khả năng ghi nhớ thông tin.

Bí quyết của phương pháp này nằm ở việc chuyển đổi thông tin khô khan thành hình ảnh, âm thanh, từ viết tắt hoặc vần điệu dễ nhớ. Khi bộ não được kết nối với các yếu tố có ý nghĩa, nó sẽ lưu trữ thông tin nhanh và lâu hơn. 

Phương pháp này đặc biệt hiệu quả khi áp dụng vào cách học thuộc nhanh trắc nghiệm. Giúp bạn ghi nhớ khối lượng lớn dữ liệu trong thời gian ngắn, ôn thi dễ dàng hơn và phản xạ tốt hơn với các dạng câu hỏi đa lựa chọn.

Phương pháp mã hóa giúp con người dễ nhận diện và dễ học hơn

Các dạng kỹ thuật Mnemonic phổ biến hiện nay:

  • Gắn với hình ảnh: Tưởng tượng sinh động giúp ghi nhớ tốt hơn. Ví dụ, để nhớ từ “Tigre” trong tiếng Tây Ban Nha (nghĩa là hổ), bạn có thể hình dung một con hổ màu xám đang uống trà – kết hợp giữa “gray” (xám) và “tea” (trà).
  • Từ viết tắt dễ nhớ: Dùng ký tự đầu của các từ để tạo thành cụm từ. Ví dụ, STEAM đại diện cho Science, Technology, Engineering, Art, Mathematics.
  • Vần điệu, âm thanh: Thông tin dưới dạng thơ, bài hát hay giai điệu sẽ dễ đi vào trí nhớ hơn. Đây cũng là cách học thuộc nhanh tiếng Anh được nhiều người áp dụng, điển hình là việc học bảng chữ cái qua bài hát ABC quen thuộc.
  • Phân nhỏ thông tin: Chia thông tin thành đoạn ngắn giúp dễ tiêu hóa. Ví dụ, số điện thoại 093.456.78xx sẽ dễ nhớ hơn nếu chia thành từng cụm như vậy.

Chia nhỏ và tóm tắt nội dung

Khi phải học một nội dung dài, nhiều chi tiết, đừng cố “nuốt trọn” mọi thứ trong một lần. Một trong những cách học thuộc bài nhanh và nhớ lâu là chia nhỏ bài học thành từng phần, mỗi phần chỉ nên chứa một lượng thông tin vừa đủ. Điều này giúp não tiếp nhận dễ hơn và không bị quá tải.

Mỗi phần nên được tóm lược bằng vài ý chính. Sau khi học xong từng phần, bạn sẽ dễ dàng hệ thống lại toàn bộ bài mà không cảm thấy rối.

Chia nhỏ và tóm tắt nội dung bài học

Cách áp dụng:

  • Phân chia nội dung theo chương, đoạn, hay chủ đề chính.
  • Ghi lại các ý chính theo từng phần nhỏ.
  • Học từng phần một, rồi tổng hợp lại và ôn tập toàn bộ.

Thực hiện bài kiểm tra tính cách của mình để biết thêm những điều hay ho về bản thân.

Liên kết và liên hệ với thực tiễn

Một trong những cách học thuộc nhanh trong 1 đêm là học bằng cách kết nối kiến thức mới với những điều bạn đã biết hoặc từng trải qua.

Cách tiếp cận này giúp não bộ tạo nên mạng lưới ghi nhớ logic, từ đó việc học trở nên dễ hiểu và lâu quên hơn. Khi các thông tin có liên kết với trải nghiệm cá nhân hay kiến thức nền, bạn sẽ tiếp nhận chúng tự nhiên hơn.

 Liên hệ với thực tiễn sẽ giúp chúng ta dễ học thuộc bài nhanh

Ví dụ, với môn Địa lý, khi học về “Các vùng kinh tế”, bạn nên hình dung những nét đặc trưng của từng vùng. Trong bài “Khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc Bộ”, hãy nhớ vùng này nổi bật với khoáng sản, thủy điện, du lịch và nông – lâm nghiệp.

Tiếp theo, bạn liên tưởng cụ thể hơn. Nhắc đến thủy điện là nhớ tới Hòa Bình, nhắc đến du lịch thì nghĩ đến Sa Pa, Lào Cai. Cách học liên kết này giúp não bộ ghi nhớ tự nhiên và lâu dài, hỗ trợ tăng khả năng tư duy logic, học tập hiệu quả mà không bị quá tải.

Tận dụng màu sắc và hình ảnh

Màu sắc và hình ảnh không chỉ giúp ghi chú sinh động mà còn là công cụ tuyệt vời để hỗ trợ ghi nhớ. Đặc biệt khi bạn đang tiếp cận kiến thức mới hoặc khái niệm khó.

Khi bạn sử dụng các màu sắc khác nhau và kết hợp với hình ảnh minh họa, não bộ sẽ dễ dàng liên kết và lưu trữ thông tin lâu hơn. Đây là một trong những kỹ thuật ghi nhớ đơn giản mà hiệu quả, giúp việc học trở nên nhẹ nhàng và thú vị hơn.

Highlight vào những nội dung trọng tâm

Cách áp dụng:

  • Dùng bút nhiều màu để làm nổi bật các từ khóa quan trọng trong vở ghi hoặc sách học.
  • Vẽ sơ đồ, biểu tượng, hoặc chèn hình ảnh trực quan liên quan đến chủ đề đang học.

Đọc thêm: IQ cao nhất thế giới là bao nhiêu? Top 11 bộ óc vĩ đại nhất

Đan xen việc viết ra giấy và học thuộc

Một mẹo học tập cực kỳ đơn giản nhưng mang lại hiệu quả bất ngờ đó là: hãy luôn chuẩn bị sẵn một cây bút và vài tờ giấy A4 khi học. Mỗi khi tiếp thu một nội dung mới, bạn nên viết ngay những ý chính ra giấy. 

Vừa học bài vừa viết ra giấy giúp chúng ta ghi nhớ lâu dài

Việc này không chỉ giúp bạn hiểu sâu vấn đề, mà còn kích hoạt khả năng ghi nhớ nhờ vào sự kết hợp giữa tư duy và vận động tay. Sau mỗi buổi học, hãy giữ lại các tờ ghi chép đó và xếp gọn thành một tập riêng. Đây sẽ là bộ tài liệu ôn tập cực kỳ hữu ích trước kỳ thi, giúp bạn không cần lật lại từng trang sách mà vẫn nắm chắc được những điểm quan trọng. 

Dưới đây là cách áp dụng đơn giản:

  • Chuẩn bị giấy và bút: Luôn có sẵn giấy A4 và bút bên cạnh khi học.
  • Ghi lại ý chính: Mỗi khi học xong phần nào, hãy viết ngắn gọn lại các ý quan trọng.
  • Tự tóm tắt: Diễn đạt bằng từ của mình thay vì chép lại nguyên văn.
  • Gộp thành tập: Sau mỗi buổi học, xếp gọn các tờ giấy thành một cuốn nhỏ.
  • Dùng để ôn thi: Trước kỳ kiểm tra, chỉ cần xem lại cuốn ghi chú này là đủ tự tin.

Tự kiểm tra kiến thức sau khi học xong

Một trong những cách học thuộc nhanh và thông minh là tự ôn lại kiến thức sau mỗi buổi học. Thay vì chỉ đọc lướt qua sách vở, hãy dành vài phút trước khi đi ngủ để tổng hợp lại những gì đã học trong ngày. 

Tự ôn lại bài sau mỗi buổi học

Chuẩn bị bài vở cho ngày mai, sau đó thử nhẩm lại từng phần kiến thức mà bạn vừa học. Nếu quên chỗ nào, đừng vội vàng mở sách ngay mà hãy cố gắng hồi tưởng lại. Việc này không chỉ rèn luyện khả năng ghi nhớ mà còn giúp bạn hiểu sâu hơn nội dung bài học. 

Đọc thêm: Hướng ngoại nên học ngành gì? TOP 10 lựa chọn nghề nghiệp phù hợp

Ba phương pháp học tập nổi tiếng hiện nay

Bên dưới đây là các phương pháp học tập nổi tiếng được nhiều người áp dụng trên toàn thế giới. Bạn hãy áp dụng ngay 3 phương pháp sau để kết quả học tập hiệu quả hơn.

Phương pháp học Simon

Phương pháp học Simon được sáng tạo bởi Giáo sư Herbert Simon, nhà khoa học đoạt giải Nobel Kinh tế. Người đã dành cả sự nghiệp để nghiên cứu về cách con người tư duy, tiếp thu và xử lý thông tin. Theo ông, bất kỳ ai cũng có thể làm chủ một lĩnh vực mới chỉ trong 6 tháng, nếu có chiến lược học tập đúng đắn và tập trung cao độ.

Phương pháp học Simon sẽ giúp bạn tập trung vào một mục tiêu

Nguyên lý của phương pháp Simon

Theo Simon, mỗi môn học có khoảng 50.000 đơn vị kiến thức. Nếu mỗi đơn vị được học trong 1,5 phút, bạn hoàn toàn có thể:

  • Học 40 giờ/tuần
  • Hoàn tất trong vòng 6 tháng

Điều quan trọng là chỉ học một lĩnh vực duy nhất trong suốt giai đoạn đó, không bị phân tâm bởi các môn khác.

Vì sao phương pháp này hiệu quả?

Thay vì học dàn trải, Simon khuyến khích người học:

  • Tập trung toàn bộ thời gian, tâm trí cho một môn duy nhất
  • Học đến nơi đến chốn, hiểu sâu – nhớ lâu
  • Giảm tình trạng học "chống đối", học để thi

Nhược điểm cần lưu ý: Sau khi học xong, bạn cần ôn tập định kỳ để không quên kiến thức cũ trước khi chuyển sang môn mới.

Phương pháp học Feynman

Đây là một cách học hiệu quả do nhà vật lý đoạt giải Nobel Richard Feynman đề xuất, giúp bạn ghi nhớ lâu và phát triển tư duy phản biện. Phương pháp yêu cầu bạn giải thích lại kiến thức bằng ngôn từ đơn giản, như thể đang dạy cho một đứa trẻ 5 tuổi. Khi làm được điều này, nghĩa là bạn đã thực sự hiểu sâu vấn đề.

Feynman là phương pháp học giúp bạn có tư duy mở và tốt hơn

4 bước áp dụng phương pháp học Feynman

  • Chọn một chủ đề bạn muốn học: Ví dụ: “Khái niệm lực hấp dẫn” hoặc “Phép ẩn dụ trong thơ ca”.
  • Viết lại kiến thức bằng ngôn từ của chính bạn: Không sao chép y nguyên từ sách. Hãy tưởng tượng bạn đang giải thích cho một người chưa biết gì về chủ đề này.
  • Tìm ra những điểm bạn chưa hiểu rõ: Khi gặp đoạn nào khó giải thích, đó là dấu hiệu bạn cần học lại hoặc làm rõ hơn.
  • Đơn giản hóa và kết nối kiến thức: Sau khi đã hiểu sâu, hãy thử dùng hình ảnh, ví dụ thực tế hoặc kể chuyện để trình bày lại.

Bạn cảm thấy mông lung, lạc lối không biết bản thân thích hay giỏi về cái gì?

→ Làm ngay DISC test miễn phí*

*Công cụ trắc nghiệm tính cách giúp thấu hiểu bản thân và định hướng nghề nghiệp.

Tại sao phương pháp Feynman lại hiệu quả?

  • Giúp khắc sâu kiến thức thay vì học vẹt.
  • Thúc đẩy tư duy phản biện và khả năng tổng hợp thông tin.
  • Phù hợp với mọi độ tuổi và chủ đề học tập, từ học sinh đến người đi làm.

Ví dụ dễ hiểu từ trường học

Ở bậc tiểu học tại Việt Nam, nhiều giáo viên vô thức đã áp dụng phương pháp này. Khi học sinh được yêu cầu học thuộc và "kể lại" bài thơ theo cách hiểu của mình, thực chất đó chính là áp dụng phương pháp Feynman để học Văn hiệu quả hơn.

Phương pháp học SQ3R

Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp học tập chủ động giúp ghi nhớ thông tin tốt hơn, SQ3R là một kỹ thuật đọc hiểu sâu cực kỳ hiệu quả mà bạn nên thử. Đây là viết tắt của 5 bước: Survey – Question – Read – Recite – Review. Hãy cùng khám phá cách áp dụng từng bước để nâng cao kỹ năng đọc hiểu và tiếp thu thông tin nhanh chóng hơn.

Phương pháp học SQ3R làm cho bạn hiểu tuần tự nội dung mình học

1. Survey – Lướt qua và nắm ý chính

  • Mục tiêu: Tạo cái nhìn tổng quan về tài liệu trước khi bắt đầu đọc sâu.
  • Cách thực hiện:
    • Xem tiêu đề, mục lục, tiêu đề phụ.
    • Quan sát sơ đồ, hình ảnh, bảng biểu (nếu có).
    • Tìm đoạn tóm tắt, phần kết luận (nếu có).
  • Lợi ích: Giúp bạn đánh giá nhanh nội dung có phù hợp với mục tiêu học tập hay không.

2. Question – Tự đặt câu hỏi để định hướng

  • Mục tiêu: Kích hoạt tư duy và xác định rõ mục đích đọc.
  • Cách thực hiện:
    • Đặt câu hỏi như: “Tôi đang muốn biết điều gì?”, “Tài liệu này giúp ích gì cho tôi?”, “Phần này nói về vấn đề gì?”
  • Lợi ích: Giúp bạn tập trung vào những thông tin cần thiết thay vì đọc dàn trải.

3. Read – Đọc kỹ và chọn lọc thông tin

  • Mục tiêu: Hiểu sâu nội dung tài liệu.
  • Cách thực hiện:
    • Đọc kỹ từng phần, gạch chân các ý quan trọng.
    • Ghi chú lại từ khóa, ví dụ hoặc khái niệm mới.
    • Tìm hiểu thêm nếu gặp nội dung khó hiểu.
  • Lợi ích: Nắm chắc nội dung cốt lõi, tăng khả năng liên hệ và mở rộng kiến thức.

4. Recite – Nhắc lại bằng lời của bạn

  • Mục tiêu: Củng cố trí nhớ ngay sau khi đọc.
  • Cách thực hiện:
    • Tạm gác tài liệu lại, tự kể lại nội dung vừa đọc.
    • Viết ra giấy hoặc giải thích cho người khác nghe.
  • Lợi ích: Giúp biến thông tin vừa đọc thành kiến thức của bạn.

5. Review – Ôn tập để ghi nhớ lâu dài

  • Mục tiêu: Hệ thống hóa kiến thức và lưu vào trí nhớ dài hạn.
  • Cách thực hiện:
    • Xem lại ghi chú, tóm tắt sau vài giờ hoặc vài ngày.
    • Kết hợp với việc trả lời lại các câu hỏi ban đầu.
  • Lợi ích: Giúp bạn học “lâu mà không quên”, nhất là với những nội dung học thuật dài.

Đọc thêm: Tất tần tật về biểu đồ DISC: Cách đọc và ứng dụng trong quản trị nhân sự

Những lưu ý quan trọng để học nhanh và hiệu quả

Dưới đây là 4 gợi ý được trắc nghiệm tính cách tổng hợp nhằm giúp bạn cải thiện khả năng ghi nhớ và phát triển tư duy học tập hiệu quả hơn. Những lưu ý nhỏ này sẽ hỗ trợ bạn học nhanh, nhớ lâu và tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng.

Giữ tinh thần thư giãn, thoải mái

Để não bộ hoạt động tốt nhất, bạn cần một môi trường học tập yên tĩnh và thoáng đãng. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng hỗ trợ cách ghi nhớ nhanh và tăng khả năng tập trung. Hãy chọn một góc học riêng biệt, hạn chế tiếng ồn và có đầy đủ ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng trắng nhẹ để giảm mỏi mắt.

Giữ vững tinh thần lạc quan, thoải mái sẽ giúp bạn học thuộc nhanh

Điện thoại, mạng xã hội hay tiếng ồn xung quanh đều là “kẻ thù” của sự tập trung. Trước khi bắt đầu học, bạn nên để thiết bị điện tử xa tầm tay hoặc chuyển sang chế độ máy bay. Ngoài ra, hãy thông báo cho người thân biết bạn đang cần sự yên tĩnh để tránh bị làm phiền.

Nghỉ giải lao ngắn giữa giờ học

Kỹ thuật Pomodoro là một chiến lược học tập nổi bật, khuyến khích bạn làm việc tập trung trong 25 phút, sau đó dành 5 phút để nghỉ ngơi. Khoảng nghỉ ngắn này không chỉ giúp đầu óc bạn được thư giãn mà còn tạo điều kiện để não bộ xử lý thông tin tốt hơn. Thói quen xen kẽ giữa học và nghỉ như vậy sẽ hỗ trợ bạn duy trì sự tập trung lâu dài, đồng thời cải thiện hiệu quả học tập một cách rõ rệt.

Tránh ôn tập quá nhiều môn cùng lúc

Việc ôn tập không đúng cách có thể khiến bạn vừa mất thời gian, vừa không đạt được kết quả như mong muốn. Dưới đây là những lý do vì sao bạn nên tránh việc học dồn và cách cải thiện:

  • Học dồn dễ khiến não bộ quá tải: Khi tiếp nhận quá nhiều thông tin trong thời gian ngắn, não không kịp xử lý, dễ dẫn đến căng thẳng, mất tập trung và nhanh quên.
  • Ghi nhớ kém hơn khi học dàn trải: Học quá nhiều môn cùng lúc làm giảm khả năng liên kết thông tin, khiến bạn dễ bị lẫn lộn giữa các chủ đề, khó ghi nhớ lâu dài.
  • Không tối ưu được khả năng tập trung: Não bộ hoạt động hiệu quả nhất khi bạn tập trung vào một việc cụ thể. Học từng môn, từng chủ đề một sẽ giúp nâng cao hiệu suất học tập.
  • Thiếu chiến lược dễ gây chán nản: Không có kế hoạch rõ ràng khiến bạn dễ cảm thấy học hoài không hết, từ đó mất động lực và cảm thấy căng thẳng hơn.
Không được học cùng lúc quá nhiều môn dễ gây nản chí

Gợi ý cách học hiệu quả hơn:

  • Lên thời khóa biểu học tập hợp lý: Phân chia thời gian cho từng môn, tránh dồn tất cả vào một ngày.
  • Tập trung từng chủ đề nhỏ: Chia nhỏ nội dung để học sâu và nhớ kỹ hơn.
  • Kết hợp ôn tập và nghỉ ngơi: Não cần thời gian để lưu trữ thông tin, đừng quên nghỉ ngơi hợp lý.
  • Luyện tập tư duy phản biện: Không chỉ học thuộc, hãy hiểu bản chất để nhớ lâu hơn.

Ứng dụng kiểm tra IQ vào kỹ năng ghi nhớ

Muốn học nhanh và nhớ lâu, bạn cần rèn luyện tư duy và nâng cao chỉ số IQ. Khi IQ được cải thiện, não bộ sẽ xử lý thông tin nhanh hơn, giúp tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn. 

Bạn có thể bắt đầu bằng cách làm bài test IQ để biết khả năng hiện tại. Các bài kiểm tra IQ miễn phí cũng là công cụ hữu ích giúp bạn chọn phương pháp học phù hợp. Đừng quên test IQ nhanh định kỳ để theo dõi tiến trình phát triển.

Tìm hiểu thêm: Cải thiện tư duy cùng bài test IQ bằng hình ảnh

Trên thực tế, nhiều người đã cải thiện trí nhớ dài hạn thông qua các bài tập phát triển trí tuệ như giải đố IQ, học ngôn ngữ mới hoặc thực hành phương pháp ghi nhớ bằng hình ảnh (visual memory technique). Những kỹ thuật này giúp não bộ hoạt động linh hoạt hơn, ghi nhận thông tin tốt hơn và ghi nhớ lâu hơn.

Kết luận

Khi bạn biết chọn cho mình một phương pháp học thông minh, việc tiếp thu kiến thức sẽ trở nên nhẹ nhàng và thú vị hơn. Áp dụng đúng cách học thuộc nhanh từ tracnghiemtinhcach.vn không chỉ giúp bạn ghi nhớ sâu hơn mà còn tiết kiệm thời gian đáng kể. Hãy để rèn luyện tư duy trở thành thói quen mỗi ngày, để từng bài học không chỉ nằm trên giấy mà còn in đậm trong trí nhớ.

Câu hỏi thường gặp

1. Làm sao để tìm ra cách học thuộc nhanh phù hợp với từng người?

Hãy thử nhiều phương pháp khác nhau như sơ đồ tư duy, lặp lại ngắt quãng, hoặc ghi chú bằng hình ảnh. Sau đó chọn cách giúp bạn nhớ nhanh và thoải mái nhất khi học.

2. Những mẹo nào giúp học thuộc nhanh và nhớ lâu hơn?

Chia nhỏ nội dung, đọc to thành tiếng, ôn tập theo chu kỳ và kết hợp hình ảnh hoặc ví dụ thực tế là các mẹo đơn giản nhưng rất hiệu quả.

3. Có phương pháp học thuộc nhanh nào hiệu quả cho học sinh, sinh viên không?

Phương pháp Pomodoro kết hợp với kỹ thuật lặp lại ngắt quãng (Spaced Repetition) là lựa chọn hiệu quả, giúp học nhanh – nhớ lâu và tránh bị quá tải.

puzzle-1puzzle-2
CÔNG TY TNHH LIM DIGITAL AGENCY
Số đăng ký kinh doanh0317282875
Cấp ngày09/05/2022
Nơi cấpSở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh
Liên hệ
phone-icon(+84) 286 270 5825
map-iconCăn số C-00.13, Tầng trệt, Chung cư lô C1, Số 62 đường Hoàng Thế Thiện, Phường An Lợi Đông, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Copyright © 2023 DiSC
messenger