Flow là gì? Làm sao để tập trung trong công việc và học tập?

Flow là gì?

Khái niệm “Flow” được ra đời bởi Mihaly Csikszentmihalyi trong quyển sách nổi tiếng của mình mang tên “Flow: The psychology of optimal experience” (tạm dịch: Dòng chảy: Tâm lý học hiện đại, trải nghiệm tối ưu). Theo nghiên cứu của Csíkszentmihályi, ông nhấn mạnh rằng “dòng chảy” là trạng thái con người cảm thấy hạnh phúc nhất khi họ thực sự tập trung và chăm chú thực hiện một hoạt động hay công việc nào đó. Khi con người ở trạng thái này thì điều họ quan tâm chỉ giữa họ và việc họ đang thực hiện, những thứ khác như thời gian, thức ăn, giải trí,... dường như bị quên lãng. 

Theo tác giả, để đạt được trạng thái “Flow” trong khi thực hiện công việc hoặc học tập đòi hỏi yếu tố cân bằng giữa kỹ năng trình độ của cá nhân với mức độ thử thách của công việc đó. Khi làm việc hoặc học tập ở trạng thái “Flow” sẽ giúp người thực hiện nhiệm vụ đó cảm thấy hạnh phúc và mức độ hiệu quả của công việc sẽ được đảm bảo hơn. 

Tuy nhiên, để đạt được sự thoải mái và hòa vào công việc không phải là điều dễ dàng. Bởi lẽ trong cuộc sống hiện đại ngày nay, càng có nhiều những điều kiện gây xao nhãng chúng ta khỏi sự tập trung. 

Để cải thiện sự tập trung và tăng cường hiệu quả trong công việc, chúng ta nên xác định được những vấn đề gây xao nhãng và tìm cách để hạn chế những yếu tố đó nhé!

Những điều làm chúng ta mất tập trung và những giải pháp

Điện thoại

Sự phát minh ra điện thoại và Internet là một điều tuyệt vời giúp cho cuộc sống của con người trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên tình trạng lạm dụng điện thoại sẽ trở thành kẻ thù của sự tập trung. Những thông báo từ mạng xã hội hay những video Tik Tok “trendy” sẽ là những nguồn gây xao nhãng không đáng có. Để tránh bị những thông tin trên mạng xã hội kéo bạn ra khỏi sự tập trung, hãy thử những cách sau đây nhé:

  • Ngắt thông báo trên mọi trang mạng xã hội
  • Tăng khoảng cách điện thoại và vị trí bạn làm việc
  • Có kế hoạch dùng mạng xã hội cụ thể trong ngày
  • Sử dụng những ứng dụng hỗ trợ tập trung, ví dụ: ứng dụng Forest - tập trung để trồng cây, hay ứng dụng Pomodoro - làm việc ngắt quãng

Quá trình thực hiện phương pháp Pomodoro

Bàn làm việc/ học tập bừa bộn

Sự ảnh hưởng của sự gọn gàng của bàn làm việc hoặc học tập ảnh hưởng đến sự tập trung nhiều hơn bạn nghĩ đó. Có nhiều bài nghiên cứu ủng hộ rằng sự bừa bộn của văn phòng hay trên bàn làm việc sẽ làm ảnh hưởng xấu tới khả năng bộ não tập trung và xử lý thông tin. Bên cạnh đó, việc không sắp xếp khu vực làm việc và học tập sẽ khiến bạn mất nhiều thời gian vào việc tìm kiếm tài liệu hoặc những thông tin ghi chép trong quá trình học tập, điều này có thể gây xao nhãng khỏi mục tiêu công việc ban đầu bạn cần hoàn thành. Vì vậy việc sắp xếp gọn gàng và khoa học sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả và năng suất hơn. 

Để giữ được khu vực làm việc luôn gọn gàng bạn có thể thử những cách sau nhé:

  • Sắp xếp những dụng cụ và giấy tờ theo từng loại và lưu trữ bằng những vật văn phòng phẩm chuyên dụng
  • Có lịch dọn dẹp bàn làm việc cụ thể hoặc dọn dẹp ngay khi hoàn thành việc
  • Học tập tại thư viện hoặc quán cà phê chuyên để làm việc
  • Không lên kế hoạch cho công việc cần thực hiện

Không có kế hoạch làm việc 

Ngồi vào bàn làm việc nhưng chưa biết những việc cần làm sẽ khiến bạn mất tập trung vì không chắc chắn liệu nhiệm vụ mình đang làm có thật sự cần thiết và nên ưu tiên hay không. Không có kế hoạch cho nhiệm vụ hàng ngày có thể sẽ làm giảm hiệu suất làm việc và khó quản lý được tiến độ công việc đang được thực hiện, vì vậy trước khi làm việc chúng ta nên lập ra kế hoạch nhiệm vụ hằng ngày để dễ dàng quản lý và tập trung hoàn toàn vào từng nhiệm vụ trong ngày, tuần, tháng, và năm. 

Gợi ý những bước để lên kế hoạch nhiệm vụ hằng ngày:

  • Xác định mục tiêu
  • Chia nhỏ những việc cần làm theo mức độ ưu tiên
  • Ứng biến điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp
  • Kiểm tra đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ mỗi tuần

Không có thời gian nghỉ ngơi

Thời gian nghỉ ngơi trong quá trình làm việc cũng vô cùng quan trọng để giúp bạn làm việc hiệu quả và tập trung hơn. Làm việc quá sức và trên 11 tiếng - 12 tiếng/ngày sẽ khiến cơ thể có những tác động ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Vì vậy trong quá trình làm việc không có nghỉ ngơi sẽ tác động tiêu cực đến khả năng tập trung,  xử lý vấn đề của não bộ và hại cho sức khỏe. Theo một nghiên cứu cho thấy rằng người làm việc 70 tiếng/tuần không hiệu quả và hoàn thành được nhiều nhiệm vụ hơn người làm việc 56 tiếng/tuần. Có thể nói rằng nhiều giờ làm việc không đồng nghĩa với việc tăng được hiệu suất làm việc. 

Bạn có thể tham khảo những cách sau để cân bằng được công việc và thời gian nghỉ ngơi nhé:

  • Ứng dụng Pomodoro làm việc
  • Làm việc và nghỉ ngơi ngắt quãng, ví dụ: 52 phút làm việc sẽ có 17 phút giải lao
  • Chăm sóc sức khỏe của bạn, dành thời gian để tập thể thao và ăn uống điều độ
  • Ngủ đủ giấc trong ngày

Lời kết

Đạt được trạng thái “Flow” trong công việc và học tập là điều vô cùng hữu ích để tạo ra những kết quả giá trị, tất nhiên để thực hiện được điều này yêu cầu một số yếu tố cụ thể. Những điều kiện này chúng ta có thể cải thiện và tạo thành những thói quen tích cực. Điều quan trọng là không được bỏ quên thời gian nghỉ ngơi cho bản thân để có thể dễ dàng tập trung vào thực hiện công việc và nhiệm vụ học tập bạn nhé!

Đừng quên theo dõi những bài blog của tracnghiemtinhcach.vn để cập nhật những thông tin hữu ích về tâm lý và tuyển dụng. Cùng thực hiện bài kiểm tra tính cách DiSC miễn phí ngay.

Bài viết phổ biến