Top 7 cách cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả 2024

Không phải ai sinh ra cũng có khả năng ăn nói khéo léo và thu hút. Tuy nhiên, kỹ năng giao tiếp được coi là “chìa khóa thành công” đối với đa số chúng ta. Vì thế, để mở ra nhiều cơ hội phát triển hơn trong sự nghiệp cũng như cuộc sống, bạn cần tích lũy và phát triển khả năng này như một thói quen hằng ngày.

Kỹ Năng Giao Tiếp Là Gì?

Kỹ năng giao tiếp là khả năng của một cá nhân trong việc ứng xử và truyền đạt ý kiến, thông tin một cách rõ ràng, dễ hiểu đến người khác. Bằng cách sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ, giọng điệu và biểu cảm khuôn mặt, bạn có thể tạo ra sự thấu hiểu nhằm đạt được mục tiêu trong giao tiếp. Một người có kỹ năng giao tiếp tốt có cơ hội mở rộng được nhiều mối quan hệ trong công việc và cuộc sống, bởi những gì họ nói có sức ảnh hưởng lớn tới những người xung quanh. Trong các doanh nghiệp, hầu như các nhà quản lý cấp cao đều có khả năng giao tiếp cực kì tốt.

👉 Liệu bạn có phải là một người giỏi giao tiếp? Tìm hiểu ngay thông qua bài test tính cách sau.

Kỹ năng giao tiếp là gì?

Tầm Quan Trọng Của Kỹ Năng Giao Tiếp

Giúp giao tiếp hiệu quả

Kỹ năng giao tiếp tốt giúp bạn truyền đạt ý kiến, ý tưởng và thông tin một cách dễ hiểu và rõ ràng. Điều đó giúp bạn đạt được sự tương tác hiệu quả với người nghe. Ngoài ra, kỹ năng mềm này còn giúp giảm thiểu hiểu lầm và xung đột.

Mở rộng mạng lưới mối quan hệ

Giao tiếp là cánh cửa giúp bạn kết nối đến nhiều người hơn. Việc sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt góp phần thúc đẩy bạn tạo ra sự kết nối và tương tác tích cực với những người xung quanh mình, bao gồm bạn bè, đồng nghiệp, người thân trong gia đình và cộng đồng. 

Giải quyết vấn đề một cách hiệu quả

Kỹ năng giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề, tình huống khó xử một cách linh hoạt và nhanh chóng. Chẳng hạn như trong công việc, một dự án có vấn đề phát sinh, các thành viên trong nhóm cần liên lạc, thảo luận, trao đổi thông tin với nhau. Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp các thành viên hiểu rõ ý kiến và quan điểm của nhau, từ đó đưa ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề đó.

7 Cách Cải Thiện Kỹ Năng Giao Tiếp Hiệu Quả

Nhớ tên người đối diện

Khi bạn gọi tên người khác, họ sẽ cảm thấy được chú ý và coi trọng. Điều này thường gợi lên cảm giác thân thiết và gần gũi trong quá trình giao tiếp. 

Yếu tố này còn đem lại hiệu quả trong công việc chăm sóc khách hàng, tạo cho khách hàng cảm thấy rằng họ là người đặc biệt, tạo thiện cảm mua hàng trong những lần tiếp theo.

Lắng nghe khi giao tiếp

Trong giao tiếp, khi bạn lắng nghe một cách chân thành và tập trung vào những gì đối phương nói, bạn có thể hiểu rõ hơn về quan điểm, suy nghĩ và cảm xúc của họ. 

Đồng thời điều này còn thể hiện sự tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi nhất để đối phương chia sẻ được hết những khó khăn và vướng bận chưa diễn giải được.

 

Lắng nghe khi giao tiếp

Giọng điệu tự tin, quyết đoán

Giao tiếp với giọng điệu tự tin, quyết đoán sẽ giúp bạn truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và dễ hiểu nhất có thể. Ngược lại, những từ dư thừa như “à, ừ” sẽ thể hiện sự lo lắng, hồi hộp của bạn. 

Đặc biệt trong những buổi thuyết trình, sự ậm ừ sẽ khiến mọi người đánh giá thấp bạn. Vì vậy, bạn cần hạn chế tối đa thêm các từ đó trong cuộc nói chuyện của mình.

Bên cạnh đó, bạn hãy luyện tập cách ngắt nghỉ đúng chỗ, nhằm giúp đối phương có thể hiểu nội dung bạn đang trình bày một cách dễ dàng hơn.

Giao tiếp bằng ánh mắt

Ánh mắt có thể là nơi truyền đạt thông điệp quan trọng nhất trong mỗi cuộc giao tiếp. Biết cách sử dụng ánh mắt giúp bạn tạo ra một môi trường giao tiếp hiệu quả. 

Hãy nhìn vào mắt của đối phương để cho họ thấy rằng bạn đang quan tâm đến những gì họ đang nói. Điều này có thể giúp họ cảm thấy được tôn trọng, quan tâm, đồng thời giúp tăng tính tương tác.

Tuy nhiên, đừng cố gắng nhìn quá lâu hoặc quá sát vào mắt của đối phương, điều này có thể khiến họ khó chịu hay bị áp lực.

Điều khiển cảm xúc

Một người có kỹ năng giao tiếp tốt hay không được thể hiện qua khả năng kiểm soát cảm xúc của họ. Bởi trong nhiều tình huống, đôi khi chúng ta phải đối mặt với một số vấn đề như bất đồng quan điểm hay tranh cãi. Trong những trường hợp như thế này, việc kiểm soát và điều khiến cảm xúc sẽ giúp chúng ta kiềm chế và tránh những hậu quả xấu không mong muốn.

Sử dụng ngôn từ dễ hiểu, rõ ràng

Cách nói lắp bắp, ấp úng và không tự tin sẽ khiến đối phương cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và không sẵn sàng muốn nghe hết câu chuyện của bạn. Do đó, hãy cải thiện điều trên bằng cách sử dụng ngôn từ dễ hiểu, gần gũi, rõ ràng, thông qua việc luyện nói trước gương, đọc sách, tích lũy kiến thức, kỹ năng sống,...

Thấu hiểu và tìm ra điểm chung 

Mỗi cuộc đối thoại đều hướng đến một mục tiêu chung cần đạt được. Vì thế, bạn cần lắng nghe và thấu hiểu đối phương, sau đó tìm ra những điểm tương đồng, điểm giao nhau giữa hai bên để tạo nên sự kết nối, từ đó cùng nhau tiến tới một mục tiêu hoặc giải pháp.

Một Số Lỗi Cần Tránh Trong Giao Tiếp

Một Số Lỗi Cần Tránh Trong Giao Tiếp
  • Tránh sử dụng những từ ngữ chê bai, miệt thị, phán xét người khác. Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế thể hiện thái độ khó chịu ngay trước mặt đối phương.
  • Các hành động như cắn móng tay, xem đồng hồ, bấm điện thoại,... trong khi giao tiếp thể hiện sự không tôn trọng với đối phương. Vì thế, bạn cần giảm thiểu tối đa những hành động trên.
  • Cần nói chuyện với nhịp điệu và âm lượng vừa phải. Điều quan trọng trong giao tiếp là điều chỉnh tốc độ nói sao cho phù hợp. Nếu nói quá nhanh, người nghe có thể không hiểu hoặc bị bỏ lỡ thông tin. Ngược lại, nói quá chậm có thể làm người nghe cảm thấy nhàm chán.
  • Không cắt ngang hoặc cướp lời khi đối phương đang trình bày ý kiến của họ. Thay vào đó, bạn cần lắng nghe một cách chân thành. Trường hợp nếu buộc phải ngắt lời, hãy sử dụng từ: "xin phép" hoặc "xin lỗi" trước đó.

Lời kết

Tracnghiemtinhcach.vn hy vọng thông qua những cách cải thiện kỹ năng giao tiếp được trình bày phía trên, sẽ giúp bạn phát triển toàn diện trong cả phương diện cuộc sống và sự nghiệp. Hãy nhớ rằng kỹ năng mềm này không chỉ là yếu tố quan trọng trong cuộc sống hằng ngày, mà còn là "chìa khóa" mở cánh cửa đến nhiều cơ hội mới trong sự nghiệp.

Phát huy thế mạnh, khắc phục điểm yếu và tìm kiếm định hướng nghề nghiệp phù hợp với bài test tính cách DISC ngay!

Bài viết phổ biến